Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Chúc mừng năm mới

Sao các đồng chí cán bộ lớp đâu cả vậy.
sắp sang năm mới rồi tôi thay mặt Đảng, chính phủ... Chúc toàn thể các bạn và gia đình năm mới mạnh khỏe, công tác tốt, thành công trong công việc. Thân ái chào quyết thắng.!.
Luctaiwan.....
»» xem thêm

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

BAO NHIÊU TIỀN MỘT PHÉP MÀU


Cô bé con đi về phòng ngủ của mình, kéo ra từ chỗ giấu bí mật sau tủ quần áo một chiếc hộp thủy tinh, dốc hộp cho ra hết số tiền bên trong rồi cặm cụi đếm. Cô đếm đến 3 lần vẫn chỉ một số ấy, không thể sai đi được. Cẩn thận đặt những đồng xu trở lại chiếc hộp, vặn nắp cẩn thận, cô bé ra khỏi nhà bằng lối cửa sau, đi qua 6 dãy nhà nữa để đến một hiệu thuốc lớn.
Cô bé kiên nhẫn chờ đợi người dược sĩ để mắt tới mình, nhưng lúc đó ông ấy đang rất bận. Cô bé lại xoay chân để tạo ra những tiếng cọ xát dưới sàn. Vẫn không ăn thua. Cô bé làm bộ súc họng, cố tạo ra những âm thanh rất đỗi bất lịch sự. Vẫn chẳng ai bận tâm về điều đó.
Cuối cùng, cô bé lấy ra một xu trong hộp, gõ keng keng trên bàn kính của quầy thanh toán. Đã có hiệu quả. “Vậy cháu muốn gì?” - người dược sĩ cao giọng, đúng kiểu đang bị làm phiền.
“Ta đang nói chuyện với anh trai mới từ Chicago về, rất lâu rồi ta chưa gặp anh ấy đấy” - dược sĩ tiếp lời mà chẳng cần nhận được câu trả lời của cô bé từ câu hỏi trước.
“Cháu xin được nói chuyện với ông về anh trai của cháu ạ”. Cô bé trả lời với giọng điệu “bị làm phiền” không kém. “Anh ấy ốm, ốm lắm… và cháu muốn mua cho anh ấy một phép màu”.
“Cháu nói sao cơ?” - dược sĩ hỏi. “Anh cháu tên là Andrew và anh ấy bị cái gì rất xấu mọc lên trong đầu ấy. Bố cháu nói là chỉ có phép màu mới cứu được anh ấy lúc này thôi. Thế bao nhiêu tiền một phép màu ạ?”. “Ở đây chúng ta không bán phép màu cô bé ạ. Ta xin lỗi không giúp gì được cho cháu cả” - dược sĩ trả lời, giọng điệu đã nhẹ nhàng hơn.
“Xin hãy nghe cháu, cháu có tiền trả mà. Nếu chưa đủ, cháu sẽ lấy thêm. Cứ nói cho cháu biết một phép màu bán bao nhiêu tiền”. Anh trai của dược sĩ là một người đàn ông ăn mặc rất sang trọng.
Lúc này ông ấy khom người xuống hỏi cô bé: “Thế anh cháu cần loại phép màu nào?”. “Cháu không biết”, cô bé trả lời với đôi mắt chực khóc. “Cháu chỉ biết anh ấy rất ốm và mẹ nói anh ấy cần được phẫu thuật. Nhưng bố không có đủ tiền, nên cháu muốn dùng tiền của cháu…”
“Thế cháu có bao nhiêu?” - Người đàn ông đến từ Chicago hỏi. “1 đô la và 11 xu ạ” - cô bé trả lời rành rọt. “Và đó là tất cả số tiền cháu có, nhưng cháu sẽ kiếm thêm nếu cần”. “Ừ... thế là vừa xít cháu ạ, 1 đô la 11 xu, đó chính xác là giá của một phép màu dành cho anh cháu đấy”.
Anh của dược sĩ một tay cầm tiền từ cô bé, tay kia nắm lấy bàn tay bé nhỏ của cô rồi nói: “Đưa ta đến chỗ cháu ở. Ta muốn xem anh của cháu thế nào và gặp bố mẹ cháu nữa. Để xem ta có loại phép màu cháu cần không”.
Người đàn ông ăn mặc sang trọng ấy chính là một tiến sĩ, bác sĩ phẫu thuật thần kinh. Cuộc phẫu thuật cho anh trai cô bé hoàn toàn miễn phí. Không lâu sau Andrew đã khỏe mạnh hơn và có thể về nhà.
Bố mẹ đều rất vui, không ngớt lời kể về chuỗi sự việc dẫn họ đến niềm hạnh phúc ngày hôm nay.  “Cuộc phẫu thuật đó qủa là một phép màu” - mẹ cô bé thì thầm. “Em tự hỏi không biết nó đáng giá bao nhiêu…”.
Cô bé chỉ cười khi nghe bố mẹ nói chuyện. Cô biết chính xác một phép màu đáng giá bao nhiêu1 đô la 11 xu… cộng thêm niềm tin của một đứa trẻ.



VTT (sưu tầm)

»» xem thêm

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11


Kính gửi các thày cô giáo!

Nhân ngày Hiến chương Nhà Giáo Việt Nam 20-11, thay mặt tập thể lớp 12B, xin chúc mừng Quý thày giáo trường PTTH Nam Ninh lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Chúc các bạn 12B, những người tiếp nối thày cô lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
VTT

»» xem thêm

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

MÙA KHAI TRƯỜNG

  12B thân mến!
Bây giờ là trung tuần tháng 9, các cháu học sinh đã khai giảng được 2 tuần rồi. 
Có thể nói là các cháu vì thế hệ chúng ta chắc cũng không đứa em nào còn cắp sách đến trường cả, mà hầu hết là thế hệ cháu của chúng ta (sau khi rời khỏi ghế 12B, tôi đã có vài đứa cháu ruột ra trường tiếp rồi). Nhìn lại mới biết mình cũng "cũ" ra phết.
Nhân chuyển tên miền của Web lớp và cũng là lời thỉnh tới toàn thể 12B, không biết các bạn có bận trăm công ngàn việc gì lắm không mà dạo này thấy ít người bắt nhời quá. Hiện web đã đã có với tên miền này là cố định, có đăng ký chính thức tại TPHCM, người đại diện: VTT. Tuy nhiên tôi cũng mong toàn thể 12B hay khách của lớp hãy sử dụng trang web như một trang thông tin giải trí, không nên bình luận và đưa tin các vấn đề nhạy cảm như: chính trị, tôn giáo, dân tộc chủ nghĩa... Để trang web của chúng ta tồn tại hợp pháp và mãi mãi là web của tình bạn.
Tôi đặt vấn đề về mùa khai trường vì tôi nghĩ đến giai đoạn này của hai năm lớp 10 và 11B, hình như sau khai giảng cũng vào dịp này chúng ta có 2 chuyến đi thăm quan tại Ninh Bình và những ai trong số chúng ta còn tưởng tượng ra hình ảnh của mấy cô cậu choai choai trong tấm hình này không, mong các giai "bình loạn" tiếp.


Chúc sức khỏe.
VTT



»» xem thêm

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Sự lựa chọn của Phụ nữ


Trên phố nọ vừa mở một “Cửa hàng bán chồng”, nơi chị em phụ nữ có thể chọn mua cho mình một người đàn ông. Ngay lối ra vào cửa hàng có treo một bảng nội quy với nội dung sau đây:
1.     Bạn chỉ có thể vào cửa hàng MỘT LẦN DUY NHẤT
2.     Cửa hàng có 6 tầng, càng lên cao thì hàng càng chất lượng
3.     Bạn có thể chọn bất cứ người đàn ông nào trên tầng bất kỳ hoặc leo lên tầng cao hơn
4.     Chỉ được phép chọn từ tầng dưới lên, không cho phép leo trở xuống để chọn lại.
Một chị nọ sau khi dừng chân trước tấm biển trước lối vào cửa hàng liền quyết định vào trong để thử vận may.
Sau khi đọc dòng chữ: “Những người đàn ông có công ăn việc làm” trên tấm biển treo trên lối vào tầng 1, chị nọ liền đi thẳng lên tầng 2.
Tấm biển trên lối vào tầng 2 ghi: “Những người đàn ông có công ăn việc làm và yêu trẻ con”.
Chị đi tiếp lên tầng 3. Tấm biển trên lối vào tầng 3 ghi: “Có công ăn việc làm, yêu trẻ con và đẹp trai”.
“Ái chà, được đấy!” – Chị nọ nghĩ bụng
Nhưng chân vẫn bước lên tầng 4.
Trên lối vào tầng 4, tấm biển đề: “Có công ăn việc làm, yêu trẻ, đẹp trai vô cùng và biết giúp đỡ việc nhà”.
“Tuyệt vời!” – chị thốt lên. – Thật là khó mà không ‘đổ’!” Nhưng, miệng nói vậy, chân chị vẫn bước lên tầng 5.
Trên lối vào tầng 5 là tấm biển: “Có công ăn việc làm, yêu trẻ, rất đẹp trai, biết giúp đỡ việc nhà và hết sức lãng mạn”.
Chị nọ đã muốn dừng chân trên tầng 5 để chọn cho mình một người chồng lắm rồi, nhưng cuối cùng, chị vẫn vượt qua được chính mình để bước chân lên tầng cuối cùng – tầng 6.
Trên lối vào tầng 6, chị nhìn thấy tấm biển: “Bạn là người khách số 1.456. 012 của tầng này. Tầng này không có đàn ông, nó chỉ nhằm mục đích chứng minh cho bạn rằng: không tài nào làm vừa lòng phụ nữ. Cám ơn Bạn đã tới thăm cửa hàng chúng tôi”.
vtt-st
»» xem thêm

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

Tìm hiểu về hai từ «Bụt» & «Phật»


Về hai từ Bụt và Phật, Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên đã viết như sau: «Hai tên gọi khác nhau làBụt và Phật phản ánh hai con đường du nhập của đạo Phật, một đằng thì trực tiếp từ Ấn Độ sang (Bụtlà phiên âm thẳng từ Ấn Độ Buddha); một đằng thì thông qua Trung Quốc (PhậtPhù đồ là âm Hán Việt của các từ ngữ Trung Quốc). Bụt lại là từ ngữ dân gian, còn Phật thì là từ ngữ bác học» (Văn học dân gian, t. I, Hà Nội, 1972, tr. 197). Thích Minh Châu và Minh Chi thì viết: «Bậc giác ngộ. Tiếng Việt gọi làBụt hay Phật. Tiếng Bụt phổ thông hơn trong văn học dân gian, và là dấu hiệu chứng tỏ: đạo Phật truyền đến nước ta sớm lắm, sớm hơn đến Trung Quốc». (Từ điển Phật học Việt Nam, Hà Nội, 1991, tr. 108). Vậy có thật Bụt và Phật phản ánh hai con đường du nhập khác nhau của đạo Phật vào Việt Nam hay không? Có thật Bụt là từ ngữ dân gian còn Phật là từ ngữ bác học hay không? Và có thật Bụt là dấu hiệu chứng tỏ đạo Phật truyền đến nước ta sớm hơn đến Trung Hoa hay không?
Trước nhất cần nói rằng cả Bụt lẫn Phật đều là những hình thức phiên âm của từ Sanskrit buddha. Từ này đã được người Trung Hoa phiên âm bằng nhiều cách, đọc theo âm Hán Việt hiện đại là Phật Đà, Phật Đồ, Phù Đồ. Phật là dạng tắt đã trở thành thông dụng của Phật đà và Phật Đồ. Đây là âm Hán Việt hiện đại của chữ , xưa kia đọc là Bụt. Vậy Bụt là âm xưa mà Phật là âm nay của cùng một chữ Hán, chứ không phải một đằng là âm dân gian, một đằng là âm bác học, càng không phải Bụt là âm do người Việt Nam phiên thẳng từ tiếng Ấn Độ như Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên đã khẳng định.
Cứ tạm chấp nhận rằng Bụt là một từ do chính người Việt Nam tự mình phiên âm từ tiếng Sanskrit buddha thì cũng khó có thể quan niệm được rằng người bình dân lại có thể hiểu biết về thứ tiếng «hoàn tác» (từ của Hoành Sơn Hoàng Sĩ Quý) đó để làm công việc này. Đây phải là công việc của các nhà sư và những nhà sư này phải thông thạo hoặc phải có những kiến thức tối thiểu về thứ tiếng đó. Vì vậy, Bụt không thể là một từ ngữ dân gian được.
Còn nếu hiểu Bụt là từ ngữ dân gian vì nó có mặt trong văn học dân gian như tục ngữ, ca dao,... thì đây cũng lại là một điều ngộ nhận. Trong ca dao, tục ngữ, không thiếu gì từ ngữ bác học mà cái «từ ngữ bác học» Phật lại xuất hiện trong văn học dân gian với một tần số cao hơn cả cái «từ ngữ dân gian» Bụt nữa. Trong Tục ngữ Việt Nam của Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang và Phương Tri (Hà Nội, 1975), phần «Sưu tập» mục «Mê tín - dị đoan» (tr. 281-284), Phật xuất hiện 5 lần còn Bụt chỉ có 2 lần. Trong Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan (Hà Nội, 1971), phần sưu tập của mục «Về vũ trụ, con người và xã hội», ở những câu có liên quan đến vấn đề đang xét (tr. 109-113), Phật xuất hiện 7 lần còn Bụt cũng chỉ có 2. Chính hai tác giả Thích Minh Châu và Minh Chi cũng đã phải thừa nhận rằng «trong văn học dân gian, từ «Phật» được dùng rất nhiều» (Sđd tr. 526). Vậy lẽ ra phải nóiPhật «dân gian» hơn Bụt.Vả lại, nếu quả thật Bụt là từ ngữ dân gian còn Phật là từ ngữ bác học thì người ta phải thừa nhận sự thật sau đây: thời xưa dân gian còn am hiểu ngữ âm hơn cả các học sĩ nữa bởi cái tai thẩm âm của họ tinh tế hơn của nhà sư và nhà nho rất nhiều. Chả thế mà Bụt rất gần với bud(dha) của tiếng Sanskrit còn Phật thì chẳng có gì giống với nó cả: âm đầu, âm chính và âm cuối đều khác nhau (ph ≠ b, â ≠ u và t ≠ d).
Ý kiến cho rằng sự đối lập giữa Bụt với Phật là sự đối lập giữa «dân gian» với «bác học» chỉ là biểu hiện của một lối áp dụng không đúng chỗ sự phân biệt giữa hai khái niệm formation populaire (cấu thức dân gian) với formation savante (cấu thức bác học) trong tiếng Pháp mà thôi. Đây là những cái tên mà người ta dùng để chỉ hai phương thức tạo ra các cặp song lập thể (doublets) tiếng Pháp bắt nguồn từ một nguyên từ tiếng La Tinh (L.) duy nhất. Thí dụ: frêle (mảnh khảnh) và fragile (dễ gãy vỡ) < L. fragilisentier (nguyên vẹn) và intègre (liêm khiết) < L. integerhôtel (khách sạn) và hôpital (bệnh viện) < L. hospitaleécouter (nghe) và ausculter (nghe bệnh) < L. auscultare, v.v... Trong từng cặp, từ trước đã ra đời một cách tự nhiên theo đúng qui tắc biến hóa ngữ âm từ tiếng La Tinh thông tục, qua các giai đoạn, đến tiếng Pháp hiện đại. Đó là cấu thức dân gian. Còn từ sau trong mỗi cặp lại là kết quả của một sự tân tạo trái với qui tắc biến hóa ngữ âm tự nhiên nhưng lại có hình thái gần với nguyên từ hơn. Đó là cấu thức bác học.
Sự đối lập giữa Bụt và Phật không phải là sự đối lập đồng đại kiểu như hôtel với hôpital, hoặc giữa écouter với ausculter, v.v... chẳng hạn. Nó là sự đối lập lịch đại kiểu như sự đối lập giữa hôtel với các hình thái tiền thân là *osptel → ostel → hostel; hoặc như giữa écouter với *ascoltare → *escoltare →escolter → escouter, v.v... Để lấy một thí dụ gần hơn, xin nói rằng sự đối lập giữa Bụt với Phật cũng giống như sự đối lập giữa mô với  (đều là âm của chữ 無) trong Nam mô Phật mà có sách và có người đọc là Nam vô Phật. Vì vậy mà hai tác giả Thích Minh Châu và Minh Chi đã nhận xét rằng Nam mô Phật «cũng có khi viết Nam vô Phật, cho nên có người giải thích sai rằng nước Nam không có Phật» (Sđd, tr. 436). Mô là âm xưa còn vô là âm nay của cùng một chữ đó thôi.
Cũng vậy, Bụt là âm xưa còn Phật là âm nay của cùng một chữ. Sự tương ứng Bụt Phật là sự tương ứng về phụ âm đầu b xưa ~ ph nay và về nguyên âm chính u xưa ~ â nay mà người ta hoàn toàn có thể chứng minh được bằng nhiều cứ liệu cụ thể và xác thực. Và phụ âm đầu, Bụt Phật cũng giống như: (trói) buộc ~ (thúc) phọc (cũng đọc phược), bây (= liều, không đúng lý) ~ phi (= sai, quấy); (bóng) bảy phỉ (= vẻ đẹp đẽ); buồm phàm,buồng phòngbưng (bít) ~ phong (tỏa), v.v... Về nguyên âm chính, Bụt Phật cũng giống như (sa) sút thất (= mất, để thoát); bún (trong bún bò, bún ốc, bún riêu) ~ phấn (= bột - có chuyển nghĩa); lùm (cây) ~ lâm (rừng, bụi cây, khóm cây); sún (răng) ~ sẩn 齔 có nghĩa là «thay răng») v. v:
Mãi cho đến giai đoạn Hán ngữ trung đại, phụ âm đầu của 佛 vẫn còn là b và S. F. Kim đã tái lập âm trung đại của nó là biuet (Foneticheskij slova kitajskikh ieroglifov, Moskva, 1983, tr. 51, chữ 112). Âm Hán Việt cổ đại là âm rất gần với âm của Hán ngữ ở chính quốc cho nên  ta cũng không nên lấy làm lạ khi thấy Bụt rất gần với bud(dha).Rõ ràng là xưa kia người Trung hoa đã chọn từ có cách phát âm rất gần với từ Sanskrit đang xét để phiên âm nó. Ngày nay, Phật không còn gần âm với bud(dha) nữa là do nó đã trải qua nhiều giai đoạn biến đổi về ngữ âm. Tương ứng với âm Hán Việt hiện đại Phật là âm  của tiếng Bắc Kinh hiện đại, một âm hoàn toàn chẳng có gì chung với bud- trong buddha. Nhưng sẽ thật là sai lầm nếu người ta lại dựa vào những thực tế trên mà nói rằng người Trung Hoa xưa đã phiên âm không sát.
Tóm lại Bụt và Phật là hai cách đọc khác nhau của cùng một chữ Hán mà người ta đã dùng để ghi tiếng phiên âm âm tiết thứ nhất của từ Sanskrit buddha. Nếu lấy tiêu chuẩn «bác học» mà xét thì cả hai đương nhiên đều là «bác học» chứ không phải Phật thì «bác học» mà Bụt lại «dân gian». Đồng thời Bụt cũng không phải là hình thức «phiên âm thẳng từ Ấn Độ», mà là âm xưa của Phật. Thiết âm của nó trong các vận thư như Đường vận, Tập vận, Vận hội, Chính vận mà Khang Hy tự điển thu thập đều là «phù vật thiết» 符勿切 nghĩa là ph(ù) + (v)ật = phật. Nhưng âm xưa của phù là bùa còn âm xưa của vật là mụt cho nên b(ùa) + (m)ụt = bụt.Vậy ta không thể dựa vào hai từ Bụt và Phật để chứng minh rằng đạo Phật đã vào Việt Nam bằng hai con đường khác nhau (một thì vào thẳng còn một là thông qua Trung Hoa). Ta lại càng không thể dựa vào từ Bụt mà nói rằng đạo Phật đã đến Việt Nam sớm hơn là đến Trung Hoa được. ●
»» xem thêm

SỰ KHÁC NHAU GIỮA PHỤ NỮ NGỐC và PHỤ NỮ THÔNG MINH

1. Phụ nữ thông minh thường lấy những ông chồng thông minh. Cho nên nếu bạn là một chàng trai ngốc, bạn cứ yên tâm là rất ít khi gặp.

2. Phụ nữ thông minh yêu đàn ông giàu có tử tế. Phụ nữ ngốc yêu đàn ông giàu có xấu xa. Chả ai thích đàn ông nghèo.

3. Phụ nữ thông minh đến chỗ hẹn chậm năm phút. Phụ nữ ngốc đến chỗ hẹn đúng giờ.

4. Phụ nữ ngố...c thích làm việc nhà. Phụ nữ thông minh biết tạo cơ hội cho kẻ khác làm việc nhà.

5. Phụ nữ ngốc ăn mặc vì mình. Phụ nữ thông minh ăn mặc vì đàn ông.

6. Phụ nữ ngốc mặc bikini ở bãi biển. Phụ nữ thông minh có thể mặc như vậy trong phòng.

7. Phụ nữ ngốc nuôi chó - mèo trong nhà. Phụ nữ thông minh chỉ treo ảnh chúng.

8. Phụ nữ ngốc thích được tặng hoa. Phụ nữ thông minh thích được tặng quà.

9. Phụ nữ ngốc yêu chồng. Phụ nữ thông minh yêu công việc của chồng.

10. Phụ nữ ngốc thích về nhà. Phụ nữ thông minh thích ra khỏi nhà.

11. Phụ nữ ngốc tắm lâu. Phụ nữ thông minh tắm nhiều lần.

12. Phụ nữ thông minh thường mua hớ. Phụ nữ ngốc thường không mua nên hớ.

13. Phụ nữ ngốc ăn nhiều. Phụ nữ thông minh uống nhiều.

14. Phụ nữ ngốc đọc báo phụ nữ. Phụ nữ thông minh đọc báo đàn ông.

15. Phụ nữ ngốc sợ đàn ông già. Phụ nữ thông minh sợ đàn ông béo.

16. Phụ nữ ngốc không tin lời kẻ khác hứa. Phụ nữ thông minh không tin lời mình hứa.

17. Cả phụ nữ ngốc và thông minh đều thích đeo đồ trang sức. Nhưng chỉ ở phụ nữ thông minh mới biết đeo đồ giả.

18. Phụ nữ ngốc luôn sợ mình xấu. Phụ nữ thông minh luôn sợ mình ngu.

19. Khi mua hàng, phụ nữ ngốc nhìn nhãn hiệu. Phụ nữ thông minh nhìn giá tiền.

20. Trong một đám đông, phụ nữ ngốc sẽ ngồi cạnh đàn ông. Còn phụ nữ thông minh sẽ ngồi cạnh phụ nữ ngốc.

21. Phụ nữ ngốc được mẹ chồng yêu. Phụ nữ thông minh được bố chồng yêu.

22. Phụ nữ ngốc nấu ăn ngon. Phụ nữ thông minh nấu ăn sạch.

23. Phụ nữ ngốc hay khóc. Phụ nữ thông minh hay cười.

24. Phụ nữ ngốc coi ly dị là kết thúc. Phụ nữ thông minh coi ly dị là bắt đầu.

25. Phụ nữ ngốc chờ đàn ông mời. Phụ nữ thông minh chờ đàn ông sơ hở.

26. Phụ nữ ngốc muốn đàn ông hiểu mình. Phụ nữ thông minh muốn đàn ông không hiểu.

27. Phụ nữ ngốc sửa nhan sắc cho đẹp lên. Phụ nữ thông minh sửa nhan sắc không thay đổi.

28. Phụ nữ ngốc không uống rượu bao giờ. Phụ nữ thông minh uống với kẻ nào uống lần đầu tiên.

29. Sau khi uống rượu, phụ nữ ngốc vờ tỉnh. Phụ nữ thông minh vờ say.

30. Phụ nữ ngốc mua máy tập thể dục. Phụ nữ thông minh mua máy rửa chén đĩa.

31. Phụ nữ ngốc hay ngồi bên cửa sổ. Phụ nữ thông minh hay trèo vào.

32. Khi thấy một kẻ sắp tự tử, phụ nữ ngốc hét lên. Phụ nữ thông minh cười
khẩy.

33. Phụ nữ ngốc hay làm điều chồng thích. Phụ nữ thông minh hay làm điều chồng bất ngờ.

34. Phụ nữ ngốc hay công nhận sự thông minh của đàn ông. Phụ nữ thông minh hay công nhận sự ngốc của đàn bà.

35. Xem phim hoạt hình, phụ nữ ngốc thích nàng tiên cá, phụ nữ thông minh thích phù thủy.

36. Phụ nữ ngốc đánh giá đàn ông qua bạn của họ. Phụ nữ thông minh đánh giá đàn ông qua vợ của họ.

37. Phụ nữ càng ngốc càng lấy chồng sớm. Phụ nữ càng thông minh càng lấy chồng muộn.

38. Phụ nữ ngốc biết mình ngốc Phụ nữ thông minh biết mình thông minh. Phụ nữ đẹp chả cần biết gì.

39. Trong chiến tranh, phụ nữ ngốc xông lên rồi bắn. Phụ nữ thông minh bắn rồi mới xông lên.

40. Phụ nữ ngốc coi tất cả các cô gái đẹp hơn mình là kẻ thù. Phụ nữ thông minh coi tất cả các cô gái xấu hơn mình là bạn.

Bạn thông minh hay ngốc???
»» xem thêm

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

NĂM NỖI HỐI HẬN CỦA NGƯỜI SẮP QUA ĐỜI

NĂM NỖI HỐI HẬN CỦA NGƯỜI SẮP QUA ĐỜI  
Bronnie Ware

Vũ Quí Hạo Nhiên
 Xin giới thiệu bài viết của một cô y tá người Úc dạy nhiều bài học về lẽ sống ở đời. Bài này được truyền đi trên Internet, nhiều người bấm “like.” Có một trang blog chỉ in lại bài thôi mà cũng được tới 52,000 người bấm nút “like.” Xin giới thiệu bài “5 nỗi hối hận của người sắp qua đời,” để thấy những điều người ta tiếc nuối khi biết mình sắp chết.

Tác giả Bronnie Ware là một nhạc sĩ sáng tác, từng là y tá chuyên điều trị người sắp chết. Ðây là những bệnh nhân biết mình không qua được, không muốn chữa trị nữa mà về nhà chờ ngày ra đi vĩnh viễn. Trong những ngày đó, cô Ware tới chăm sóc họ, cho họ uống thuốc, và họ trò chuyện với cô. Cô nói, “Họ trưởng thành rất nhiều khi họ phải đối mặt với cái chết của mình.” Khi cô hỏi họ có gì tiếc nuối không, một số câu trả lời cứ trở lại mãi. Dưới đây là 5 câu thường nghe nhất. Cô Ware hiện đã viết thêm thành một quyển sách mang tên “THE TOP FIVE REGRETS OF THE DYING,” nhà xuất bản Balboa Press, có bán trên Amazon.com. 



1. “Tôi ước gì tôi có đủ can đảm để sống cho mình, thay vì sống theo ước muốn của người khác.”

Ðây là điều tiếc nuối lớn nhất, cô Ware nói. Khi sắp qua đời, nhìn lại, người ta mới thấy mình có những điều ước chưa bao giờ thực hiện. Hầu hết mọi người còn chưa thực hiện được một nửa điều mình muốn và phải nhắm mắt ra đi biết rằng đó là do chọn lựa của mình. Cô Ware nói: “Ðiều quan trọng là thỉnh thoảng phải thực hiện vài điều mình ước mơ. Ðến lúc mình bệnh thì trễ mất rồi. Sức khỏe là điều kiện để thực hiện nhiều thứ, mất rồi thì quá trễ.”

2. “Tôi ước gì tôi đừng đi làm nhiều quá như vậy.”

Cô Ware nói gần như bệnh nhân phái nam nào cũng nói vậy. Các ông ấy do quá quan tâm việc làm, đã lỡ mất thời em bé hay thiếu niên của các con, lỡ mất tình bạn với người bạn đường. Phụ nữ cũng nuối tiếc như vậy nhưng ở thế hệ các bệnh nhân của cô Ware, số phụ nữ đi làm thường không nhiều. Còn đàn ông, thì “tất cả nuối tiếc đã phí đi quá nhiều phần của cuộc đời cho cuộc chạy đường trường vì sự nghiệp.”

3. “Tôi ước gì tôi có can đảm bày tỏ cảm xúc.”
Nhiều người cố nén cảm xúc để không bị đụng chạm. Kết quả là cuộc đời của họ bị đè nén. Có người còn vì thế mà bị bệnh.

4. “Tôi ước gì tôi giữ liên lạc được với bạn bè.”

Nhiều người không thực sự biết giá trị của tình bạn cũ cho tới những tuần cuối đời và nhiều khi không còn kịp tìm lại bạn cũ nữa. Ðời sống bận bịu, ai cũng có lúc bỏ bê bè bạn. Nhưng khi người ta biết mình sắp chết, người ta trước tiên hết lo sắp xếp vấn đề tài sản đâu ra đấy, nhưng nhiều khi họ muốn sắp xếp để giúp đỡ những người họ quan tâm.
Rồi họ lại quá yếu, quá mệt, không làm được việc này. Ðến cuối đời, cái còn lại chỉ là bạn bè và người thân là quan trọng.

5. “Tôi ước gì tôi cho phép mình được hạnh phúc hơn.”

Ðiều đáng ngạc nhiên là rất nhiều người nói lên điều này. Nhiều người phải đến lúc gần ra đi mới thấy là hạnh phúc là một chọn lựa. Nhiều người cứ sống và làm theo thói quen, để quên đi mất mình có quyền thay đổi hết để tìm đến hạnh phúc. Ðến lúc nằm trên giường bệnh, nhiều người lúc đó mới thấy chuyện người khác nghĩ gì, chê bai gì, là chuyện không quan trọng gì hết. Họ chỉ muốn được vui, được cười, được hạnh phúc.

The Top Five Regrets of the Dying
By Bronnie Ware

1. I wish I'd had the courage to live a life true to myself, not the life others expected of me.
"This was the most common regret of all. When people realise that their life is almost over and look back clearly on it, it is easy to see how many dreams have gone unfulfilled. Most people had not honoured even a half of their dreams and had to die knowing that it was due to choices they had made, or not made. Health brings a freedom very few realise, until they no longer have it."
2. I wish I hadn't worked so hard.
"This came from every male patient that I nursed. They missed their children's youth and their partner's companionship. Women also spoke of this regret, but as most were from an older generation, many of the female patients had not been breadwinners. All of the men I nursed deeply regretted spending so much of their lives on the treadmill of a work existence."
3. I wish I'd had the courage to express my feelings.
"Many people suppressed their feelings in order to keep peace with others. As a result, they settled for a mediocre existence and never became who they were truly capable of becoming. Many developed illnesses relating to the bitterness and resentment they carried as a result."
4. I wish I had stayed in touch with my friends.
"Often they would not truly realise the full benefits of old friends until their dying weeks and it was not always possible to track them down. Many had become so caught up in their own lives that they had let golden friendships slip by over the years. There were many deep regrets about not giving friendships the time and effort that they deserved. Everyone misses their friends when they are dying."
5. I wish that I had let myself be happier.
"This is a surprisingly common one. Many did not realise until the end that happiness is a choice. They had stayed stuck in old patterns and habits. The so-called 'comfort' of familiarity overflowed into their emotions, as well as their physical lives. Fear of change had them pretending to others, and to their selves, that they were content, when deep within, they longed to laugh properly and have silliness in their life again."
What's your greatest regret so far, and what will you set out to achieve or change before you die?


pqn(st)
»» xem thêm

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Bố bảo con trai trước khi lấy Vợ...


Bố bảo lúc giận có thể cãi nhau nhưng đừng thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Cãi nhau không có nghĩa con dùng những lời lẽ xúc phạm dành cho người mà con sẽ đầu gối tay ấp cả cuộc đời . Cãi nhau có nghĩa là nói hết những gì trong lòng để 2 Vợ Chồng con hiễu lẫn nhau, thông cảm cho nhau, xóa đi hết mỏi hiểu lầm. Bản thân con còn chẳng hiểu được con, thế nên đừng mong người khác phải hiểu con khi con cứ giữ trong lòng.

Bố bảo cãi nhau với phụ nữ thì đừng có nói nhiều. Chỉ cần nói vừa đủ. Độ khuếch tán âm thanh của đàn ông chẳng bao giờ bằng phụ nữ. Một người vợ chân chính sẽ đủ tinh tế để biết khi nào cần nói, lúc nào nên im lặng – ngay cả trong khi nóng giận nhất.

Bố bảo nhìn vào chiếc giường là biết cuộc sống vợ chồng có hạnh phúc hay không. Dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, đừng mang chăn gối ra sofa ngủ, cũng đừng quay lưng vào người vợ của con, hãy ôm cô ấy vào bờ vai và khuôn ngực nóng hổi của con. Tất cả sẽ qua đi, chỉ tình yêu còn lại.

Bố bảo dù ở ngoài XH, con có là xe ôm, hay ông lớn, ông bé, thì về nhà con vẫn là trụ cột của gia đình. Vợ con có thể là người phụ nữ rất đảm đang, cô ấy có thể đóng đinh, sửa ống nước hay tháo quạt trần, nhưng hãy làm việc đó – trừ khi con quá bận. Nó vừa thể hiện sự công bằng, vừa thể hiện sự chia sẻ vợ chồng.

Bố bảo sau khi kết hôn sẽ hơn một lần con cảm thấy hối hận, thậm chí có mối quan hệ ngoài chồng ngoài vợ. Mỗi lần như vậy con hãy nhớ rằng : Người bồ hiện tại yêu con mười phần,người vợ hiện tại cũng đã từng yêu con mười phần,nhưng khi bước vào hôn nhân, vai trò của phụ nữ càng trở nên phức tạp hơn, ngoài tình yêu họ còn có cả trách nhiệm. Vì vậy khi đã kết hôn, người ta sẽ không thể yêu con mười phần được nữa. Họ phải dành một phần trong số đó để yêu bố mẹ chồng,rồi lại một phần để yêu bố mẹ họ, còn thêm một phần nữa cho con cái. Và như thế, mười phần tình yêu khi bước qua hôn nhân chỉ còn lại bảy phần. Bằng cách này hay cách khác, 3 phần con mất đi từ người vợ sẽ được nhận lại gấp đôi từ gia đình và con cái của con. Và một lí do nữa, người bồ sẽ chỉ đem lại cho con hạnh phúc nhất thời, còn người vợ sẽ đem lại cho con hạnh phúc bền vững. Thật tuyệt vời phải không?

Bố bảo thời kì mang thai là thời kì khó khăn nhất đối với người phụ nữ. Là bởi vì muốn có được thiên thần thì phải qua thời gian khổ cực. Chính vợ con là người đã gánh vác sự khổ cực đó để đem lại niềm vui cho cả nhà. Thế nên đừng thở dài khi thấy vợ con chẳng còn được vẻ đẹp thời thiếu nữ, hay cũng đừng tức giận khi con nằm cạnh vợ mà chẳng thể làm gì. Hãy cùng cô ấy cảm nhận niềm vui của những ông bố bà mẹ, chắc sẽ thú vị lắm.

Bố bảo chuyện mẹ chồng nàng dâu là chuyện muôn thuở,giống như bệnh tiền mãn kinh vậy. Thế nên con hãy là sợi dây kêt nối họ – hai người phụ nữ yêu con nhất trên đời.Đừng để mẹ cảm thấy bà đã mất con trai, và vợ con cảm thấy chồng mình là người nhu nhược. Như thế mới là đàn ông chân chính.

Bố bảo rằng đừng tưởng người mẹ mới dạy dỗ được con.Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong thời gian người mẹ mang thai thì người cha mới là người ảnh hưởng lớn nhất đến tình cảm và sự phát triển của trẻ. Con có thể không là người bố tuyệt vời nhất thế giới, nhưng hãy là người bố tuyệt vời nhất trong lòng những đứa con.

Bố bảo ” Phụ nữ là để yêu, không phải để hiểu”. Nhưng nếu không hiểu, thì con chẳng thế yêu. Hãy hiểu họ bằng chính trái tim mộc mạc của con.

Bố bảo ” quá khứ là thứ đã qua, hiện tại mới là cuộc sống”. Nếu quá khứ của vợ con có lỗi lầm, đừng chấp
nhặt, cũng đừng đay nghiến, vì đồng ý lấy vợ, là con đã chấp nhận tất cả những gì thuộc về cô ấy. Hãy khoan dung và độ lượng. Dù không nói ra nhưng chắc chắn, cô ấy sẽ yêu con đến suốt cuộc đời – một tình yêu bao gồm cả sự biết ơn và tôn trọng.

Và cuối cùng bố bảo, cuộc sống luôn thay đổi, hãy biết trân trọng từng ngày.
pqn(st)
»» xem thêm

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Ba người thầy vĩ đại




"Trí tuệ không phải là trí tuệ nếu chỉ được rút ra từ sách vở"  Horace.

Khi Hassan, một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông:
"Thưa Hassan, ai là thầy của ngài?".
Hassan đáp: "Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy sau của ta. 

Người đầu tiên là một tên trộm. Có một lần ta đi lạc trong sa mạc, khi ta tìm đến được một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả. Nhưng cuối cùng ta cũng tìm thấy một người, ông ta đang khoét vách một căn nhà trong làng. Ta hỏi ông ta xem có thể tá túc ở đâu, ông ta trả lời: "Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với tên trộm".
Người đàn ông ấy thật tuyệt vời. Ta đã nán lại đấy hẳn một tháng! Cứ mỗi đêm ông ta lại bảo: "Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho tôi nhé!" Mỗi khi ông ta trở về ta đều hỏi: "Có trộm được gì không?" và ông ta đều đáp: "Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thể lắm chứ." Ta chưa bao giờ thầy ông ta trong tình trạng tuyệt vọng, ông ta luôn hạnh phúc. Có lần ta đã suy ngẫm và suy ngẫm trong nhiều năm ròng để rồi không ngộ ra được một chân lý nào. Ta đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tuyệt vọng đến nỗi ta nghĩ mình phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa này. Ngay sau đấy ta chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hàng đêm vẫn quả quyết: "Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ!".

Người thầy thứ hai là một con chó. Khi ta ra bờ sông uống nước, có một con chó xuất hiện. Nó cũng khát nước. Nhưng khi nhìn xuống dòng sông, nó thấy cái bóng của mình nhưng lại tưởng là một con chó khác. Hoảng sợ, nó tru lên và bỏ chạy. Nhưng rồi khát quá nó bèn quay trở lại. Cuối cùng, mặc nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống sông và cái bóng biến mất. Ta hiểu đây là một thông điệp đã được gởi đến cho ta: con người phải biết chiến thắng nỗi sợ hãi trong lòng bằng hành động. 

Người thầy cuối cùng là một đứa bé. Ta đến một thành phố nọ và thấy một đứa bé trên tay cầm một cây nến đã thắp sáng để đặt trong đền thờ. Ta hỏi đứa bé: "Con tự thắp sáng cây nến này phải không?" Đứa bé đáp: "Thưa phải." Đoạn ta hỏi: "Lúc nãy nến chưa thắp sáng, nhưng chỉ một
thóang sau đã cháy sáng. Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến không?".

Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói: "Ngài thấy ánh sáng đã biến mất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?". Cái tôi ngạo nghễ của ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của ta cũng sụp đổ theo. Lúc ấy ta nghiệm ra sự dốt nát của bản thân. 



Và từ đó ta vất đi tất cả những tự hào về kiến thức của mình. Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy, nhưng điều này không có nghĩa ta không phải là một học trò. Ta xem vạn vật là thầy. Tinh thần học hỏi của ta luôn rộng mở hơn tất cả các người. Ta học hỏi từ tất cả mọi vật, từ cành cây ngọn cỏ đến đám mây trên trời kia. Ta không có một người thầy vì ta có hàng triệu triệu người thầy mà ta đã học được mỗi khi có thể. Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò. Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là có khả năng học hỏi, luôn sẵn sàng học để biết chấp nhận ý nghĩa của vạn vật. Người thầy là người thông qua đó ta bắt đầu học cách học hỏi.

Vu Trong Tan - st
»» xem thêm