Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

12B HÃY ĐĂNG BÀI, BẰNG CÁCH

+ GỬI TẤN

+ GỬI NGỌC
»» xem thêm

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2019

Hiến chương các nhà giáo - The Teachers’ Charter


Năm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo viên đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.



Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo viên (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - FISE).

Năm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo viên đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.

Sau đó, từ ngày 26-30/8/1957, tại Warszawa, hội nghị FISE gồm 57 nước tham dự, trong đó bao gồm Công đoàn Giáo dục Việt Nam, đã quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Bạn đọc có thể tham khảo Hiến chương các nhà giáo qua bản dịch của ông Trạch Văn Đoành như dưới đây. 

The Teachers’ Charter – Hiến chương các nhà giáo

Moscow, 9-11 August 1954

The Joint Committee of  International Teachers Federations, at its nineteenth meeting held in Moscow on 9, 10 August 1954, unanimously adopted the Teachers’ Charter and the following resolution:

Maxcova, ngay 9-11 tháng 8 năm 1954

Ủy ban hỗn hợp Liên đoàn quốc tế các nhà giáo, tại cuộc họp thứ XIX được tổ chức tại Maxcova vào ngày 9, 10 tháng 8 năm 1954, đã nhất trí thông qua Hiến chương Nhà giáo với nội dung như sau:

————————————————————

PREAMBLE

Teachers have an important function to perform in society since the education of children is vital, not only for development of the individual, but also for the progress of society. The teaching profession imposes upon its members responsibilities which should carry corresponding rights. Teachers are entitled to exercise freely full civic and profession rights.

Accepting as their aim the development of the child’s individual personality, teachers must respect their pupil right to freedom of thought and encourage in them the development of independent judgment.

LỜI MỞ ĐẦU

Các nhà giáo phải thực hiện một chức trách quan trọng trong xã hội vì giáo dục trẻ em là một vấn đề cốt tử,  không chỉ cần cho sự phát triển cá nhân, mà còn cho sự tiến bộ của toàn xã hội. Nghề giảng dạy đặt cho người thày những trách nhiệm, mà những trách nhiệm này đòi hỏi có những quyền tương ứng. Các giáo viên cần có quyền dân sự một cách đầy đủ và quyền tự do hành nghề.

Chấp nhận việc phát triển tính cách cá nhân của trẻ như mục tiêu của giáo dục, giáo viên phải tôn trọng quyền tự do tư tưởng của học sinh và khuyến khích học sinh phát triển tư duy độc lập .

————————————————————Article 1. The essential duties of the teacher are to respect the individuality of the child,  discover and develop his abilities, to care for his education and training , to aim constantly at shaping the moral consciousness of the future  man and citizen, and to educate him in a spirit of democracy, peace, and friendship between peoples.

Điều 1. Nhiệm vụ thiết yếu của giáo viên là phải tôn trọng tính cá nhân của trẻ em,  khám phá và phát triển khả năng của trẻ em, chăm lo sự nghiệp giáo dục và đào tạo, luôn luôn hướng tới việc hình thành ý thức đạo đức của con người và công dân tương lai, giáo dục trẻ trong một tinh thần dân chủ, hòa bình và hữu nghị.

———————————————————————-

Article 2. The right of the teacher are independent of sex, race and colour, and of his personal beliefs and opinion, provided always that he does not impose his beliefs and opinion upon the child.

No teacher should be penalized for educating his pupils in accordance with his duties as defined in Article 1.

Điều 2. Quyền của giáo viên không phụ thuộc vào giới tính, chủng tộc, màu da, không phụ thuộc vào niềm tin và ý kiến cá nhân, miễn là giáo viên không áp đặt niềm tin và ý kiến của mình cho trẻ em.

Giáo viên không bị phạt nếu việc giáo dục học sinh tuân thủ các quy định ở Điều 1.

———————————————————————–

Article 3. Teachers are entitled to have agreements embodying safeguards against arbitrary decision affecting their tenure of office, and their professional life. In particular safeguards should be provided against arbitrary decisions on recruitment, probation, appointment, promotion, disciplinary measures dismissal.

Điều 3. Giáo viên có quyền có các thỏa thuận về các biện pháp bảo vệ họ chống lại quyết định tùy tiện ảnh hưởng đến nhiệm kỳ làm việc và cuộc sống nghề nghiệp. Cụ thể, các biện pháp bảo vệ cần được đảm bảo để chống lại các quyết định tùy tiện về tuyển dụng, quản chế, bổ nhiệm, đề bạt, hay các biện pháp kỷ luật đuổi việc.

————————————————————————

Article 4. In matters which concern the school curriculum and educational practice, the pedagogical and professional liberty of teacher must be respected and their initiative encouraged, particularly in the choice of teaching methods and textbooks, and through the participation of their representatives in the study of pedagogical and professional problems.

Điều 4. Liên quan đến chương trình học và thực hành giáo dục, sự tự do sư phạm và tự do chuyên môn của giáo viên phải được tôn trọng, các sáng kiến cần được khuyến khích, đặc biệt là lựa chọn phương pháp giảng dạy và sách giáo khoa thông qua sự tham gia của đại diện giáo viên trong việc nghiên cứu các vấn đề sư phạm và chuyên môn.

—————————————————————–

Article 5. Teachers should have the right freely to join professional bodies, and such bodies should be entitles to represent them on all occasions.

Điều 5. Giáo viên phải có quyền tự do tham gia tổ chức nghề nghiệp và các tổ chức như vậy nên làm đại diện cho giáo viên trong mọi hoàn cảnh.

—————————————————————–

Article 6. All Teacher should have the right to academic and professional training of the highest possible standard, the educational requirement for university entrance being included. Social and financial circumstances should not debar a student from training for teaching.

Điều 6. Tất cả các giáo viên phải có quyền được nâng cao trình độ về mặt học thuật và chuyên môn theo các  tiêu chuẩn cao nhất có thể, kể cả yêu cầu được học để có thể vào học ở bậc đại học. Hoàn cảnh xã hội và tài chính không được trở thành một rào cản để ngăn cấm một sinh viên được học để trở thành giáo viên.

—————————————————————–

Article 7. Teachers should have the opportunity to continue their professional education. They should have the right to take part in supplementary course, and have the necessary financial assistance to do so; in particular special facilities for travel and foreign exchange should be available to enable them to get first-hand knowledge of the life of their own and of other countries.

Điều 7. Giáo viên cần được tạo cơ hội để tiếp tục học nâng cao trình độ chuyên môn. Họ có quyền tham gia các khóa học bổ trợ với sự hỗ trợ tài chính ở mức cần thiết, kể cả việc  tạo điều kiện đặc biệt để giáo viên có thể tham quan, trao đổi ở nước ngoài giúp họ có kiến thức thực tế trong cuộc sống riêng (trong nước) và ở nước ngoài.

—————————————————————–

Article 8. Teachers are entitled to salaries corresponding to the importance of their social and educational function and such as to enable them to devote themselves entirely to their profession without financial anxiety.

For teacher with equal qualifications and length of service, the principle of equal pay for equal work should be recognized without discrimination.

Điều 8. Giáo viên được hưởng tiền lương phù hợp với tầm quan trọng của chức năng xã hội và giáo dục để có thể cống hiến hoàn toàn cho nghề nghiệp mà không phải lo lắng về tài chính.

Đối với giáo viên có trình độ ngang nhau và thời gian làm việc ngang nhau, nguyên tắc trả lương công bằng cho công việc như nhau cần được công nhận, không phân biệt đối xử.

—————————————————————–

Article 9. Teachers are entitled to holidays with pay for a period corresponding to the full school holidays, sick leave with pay and adequate pension scheme, which includes provision for widow, children and dependants.

Điều 9. Giáo viên được nghỉ có lương trong toàn bộ thời gian nghỉ của trường học, được nghỉ ốm có lương và hưởng chế độ trợ cấp đầy đủ, kể cả trợ cấp cho góa phụ, trẻ em và người phụ thuộc.

—————————————————————–

Article 10. Teacher are entitled to carry on their work in suitable premises, equipped with the necessary apparatus and materials, and in classes small enough for effective teaching.

Điều 10. Giáo viên có quyền được làm việc trong điều kiện thích hợp, với các trang thiết bị cần thiết và quy mô các lớp học đủ nhỏ để giảng dạy hiệu quả.

—————————————————————–

Article 11. The equipment of a school should not depend upon the social status of the pupils, nor on the type of school, but upon educational needs.

All school should be provided with suitable accommodation to enable qualified staff to carry out the special services entrusted to them, e.g. medical and dental care, school meals and physical education. They should also be provided with laboratories, workshops and libraries.

Điều 11. Việc trang bị cho trường học không nên phụ thuộc vào địa vị xã hội của học sinh, cũng không phụ thuộc vào loại trường học, mà chỉ phụ thuộc vào nhu cầu giáo dục.

Tất cả các trường học cần được cung cấp phương tiện ăn ở thích hợp để tạo điều kiện có đội ngũ nhân viên tốt, có thể đảm nhiệm được các dịch vụ chuyên biệt được giao như chăm sóc y tế và nha khoa, cung cấp bữa ăn tại trường và giáo dục thể chất. Trường học cũng cần có các phòng thí nghiệm, phòng hội thảo và thư viện.

—————————————————————–

Article 12. The school should contribute to the development of character. A humane discipline in keeping with the self-respect of both pupil and teacher, should exclude coercion and violence.

Điều 12. Nhà trường cần đóng góp vào sự phát triển nhân cách. Một nguyên tắc nhân đạo,  phù hợp với lòng tự trọng của cả học sinh và giáo viên, là phải loại trừ áp bức và bạo lực.

—————————————————————–

Article 13. Maladjusted children should be taught in special classes with a view to fitting them as soon as possible to enter ordinary classes and normal life.

Children whose physical handicaps prevent them from participating in ordinary school life should be educated in special schools by method suited to their special needs and disabilities.

Điều 13. Trẻ em lệch lạc về hành vi (trẻ em cá biệt) cần được giảng dạy trong các lớp học đặc biệt nhằm điều chỉnh càng sớm càng tốt để các em có thể vào lớp học bình thường và có cuộc sống bình thường.

Trẻ em khuyết tật về thể chất không thể tham gia vào hoạt động học đường bình thường cần được giáo dục trong các trường đặc biệt, bằng các phương pháp phù hợp với nhu cầu đặc biệt và tình trạng khuyết tật của họ.

—————————————————————–

Article 14. Provision should be made for educational research in classes or schools where experiments in methods may be tried under suitable conditions, so that the progress of educational practice and theory may be advanced. An information service should be available to make the results of research known.

Điều 14. Phải cung cấp các nguồn lực để tiến hành nghiên cứu giáo dục tại các cơ sở giáo dục, nơi mà việc thực nghiệm khoa học khả dĩ tiến hành được trong các điều kiện thích hợp, sao cho có thể đẩy mạnh các tiến bộ của lý thuyết và thực hành về giáo dục. Cần có dịch vụ thông tin để công bố các kết quả nghiên cứu.

—————————————————————–

Article 15. Through their chosen representatives teachers should have the opportunity of shaping policy to improve the administration of schools and the practice of their profession.

Điều 15. Thông qua đại diện được chọn, giáo viên cần có cơ hội để xây dựng các chính sách để cải thiện hoạt động quản lý các trường học và hành nghề.

—————————————————————–

(Unanimously adopted)

Delegates of the constituent Federations of the Joint Committee of International Teachers’ Federation.

(Đã nhất trí thông qua)

Đại biểu của Liên đoàn thành viên của Ủy ban hỗn hợp Liên đoàn Quốc tế các nhà giáo
»» xem thêm

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2019


LAN MAN TRƯỚC NGÀY HỌP LỚP


Mình định làm 1 cái video clip để hôm họp lớp có thể chiếu để mọi người cùng xem, cùng ôn lại kỷ niệm. Tiếc là kế hoạch cũng hơi gấp nên mình và Tấn đã kêu gọi mấy hôm rồi mà BBT chưa nhận được tấm ảnh nào cả, ngoài mấy tấm của Sức, Tấn, Tố, Ngọc. Biết là ai cũng bận rộn, ảnh cũ của lớp thì đã lâu mà tìm lại cũng mất thời gian, thôi để dịp sau vậy.

Vì công kia chuyện nọ, vì cách trở quan san, một số bạn, như mình đây, có thể không về dự được nhưng tấm lòng thì chắc chắn ai cũng có, cũng hướng về. Những ai không về dự được thì nhất thiết nên gửi một tấm ảnh mới nhất cho BBT post lên Blog để hôm họp lớp mọi người có thể biết được thông tin, nhận được mặt nhau. Mình nghĩ là không phải tất cả ai cũng có điều kiện, thời gian để vào internet, vào blog của lớp để xem, vì thế đây cũng là dịp để các bạn đó biết thông tin về các bạn của mình, Tấn có thể hướng dẫn cho các bạn đó cách xem, cách post bài, cách nhận xét...

Blog của lớp đã hoạt động được 10 ngày, hiện có 10 bài viết, 33 nhận xét và đón nhận gần 1000 lượt xem. Blog vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, thêm nhiều tính năng tiện dụng mới nhất hiện nay. Khi nào có ảnh của trường cũ, slogan mới (nếu có) mình sẽ hoàn thiện sớm để mở của đón chào tất cả mọi người vào chơi nhà của chúng ta.

Chúc buổi họp mặt lớp 12B đầm ấm, vui vẻ.
Hẹn gặp lại thầy cô, các bạn trong 1 dịp gần nhất.
Phạm Quý Ngọc
Germany, 29. April 2011


»» xem thêm

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

Mối tình “Thời hoa đỏ”

Năm 1973, nghe tin người vợ cũ qua đời vì bệnh tim, ông tức tốc xuống Quảng Ninh nơi bà đã sống trong những tháng ngày xa ông để tiễn đưa nhau lần cuối. Nhân vật nữ trong bài thơ chính là người vợ đầu trong mối tình tan vỡ của ông.



Thanh Tùng (tên thật là Doãn Tùng) sinh ngày 7/11/1935 tại Mỹ Lộc, Nam Định, nhưng trưởng thành tại thành phố Hải Phòng. Nhiều bài thơ nổi tiếng của ông đều viết về thành phố Hoa phượng đỏ.
Cuộc đời ông đã trải qua nhiều thăng trầm. Ban đầu ông làm nghề khuân vác trên bến cảng Hải Phòng, sau đó chuyển sang làm công nhân đóng tàu. Có thời gian dài ông làm nghề áp tải. Thời kỳ bài thơ "Thời hoa đỏ" được phổ nhạc, ông bán sách trên vỉa hè sau khi thôi làm công nhân đóng tàu.Trong nhiều năm sáng tác thơ, Thanh Tùng lặng lẽ và ít xuất hiện trên báo chí như là “người của công chúng”. Tuy nhiên, ông có những bài thơ được phổ nhạc trở nên rất nổi tiếng như Thời hoa đỏ (nhạc Nguyễn Đình Bảng), Hà Nội ngày trở về (nhạc Phú Quang)... 
Sở dĩ Doãn Tùng lấy bút danh Thanh Tùng vì ông thương người em ruột tên là Thanh mắc bệnh tâm thần, nên đem tên em đặt vào trước tên mình.

Năm 1997, ông được cử làm đại diện của Việt Nam sang Hy Lạp đọc thơ với đại biểu nhiều nước. Năm 2001, Thanh Tùng mới xuất bản tập thơ đầu tiên cho riêng mình mang tên Thời  hoa đỏ (NXB Văn học) được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng năm 2002. Ngoài bài thơ Hà Nội ngày trở về, nhạc sĩ Phú Quang còn chọn 2 bài thơ khác của ông là “Người về” và “Mùa thu giấu em” để phổ nhạc. 

Trong cuộc sống gia đình, Thanh Tùng từng trải qua hai cuộc hôn nhân. Cuộc hôn nhân lần đầu của ông đã tan vỡ. Cuộc tình này được mô tả là hai người "đến với nhau bắt đầu vì thơ và kết thúc cũng vì thơ". Người vợ đầu của Thanh Tùng tên là Thanh Nhàn, ở Hải Phòng, nổi tiếng có nhan sắc, sau đó đã chia tay ông đi lấy một người khác ở Quảng Ninh. Tuy chia tay nhau nhưng Thanh Tùng vẫn thương nhớ bà Thanh Nhàn. 


Năm 1973, nghe tin người vợ cũ qua đời vì bệnh tim, ông tức tốc xuống Quảng Ninh nơi bà đã sống trong những tháng ngày xa ông để tiễn đưa nhau lần cuối. Và bài thơ Thời hoa đỏ đã ra đời trong hoàn cảnh này. Nhân vật nữ trong bài thơ chính là người vợ đầu trong mối tình tan vỡ của ông.

Năm 1995, theo sự mai mối của vợ chồng nhà thơ Hoàng Hưng, Thanh Tùng vào Nam lập gia đình mới khi đã 60 tuổi. Người vợ thứ 2 của ông là thanh niên xung phong thời chống Mỹ, cũng là một độc giả yêu mến thơ của ông. Sau khi vào Nam, ông đã sáng tác trường ca Phương Nam.

Thật tình cờ tôi gặp Thanh Tùng khi ông ra Hà Nội để họp Đại hội Hội Nhà văn 2010. Tôi và ông đã có cuộc trò truyện hàn huyên đến tận 1 giờ sáng. Ngoài cái vẻ bề ngoài khắc khổ, khi ông cất lời nói, chất lãng tử, lãng mạn chợt hiện lên khiến tôi cảm nhận: Tình yêu của ông với người phụ nữ mà đã tạo nên bài thơ bất hủ “Thời hoa đỏ” dường như vẫn còn vẹn nguyên. 


* Thưa nhà thơ hiện giờ cuộc sống của ông thế nào ? 

Tôi đã vào Nam được 17 năm hiện đang sống nhờ con gái. Từ đó tới nay tôi chỉ về thăm Hải Phòng khoảng 5-6 lần.

* Sau khi ông chia tay với người vợ đầu, câu chuyện tiếp theo như thế nào? 

Tôi nào có bỏ, cô ấy bỏ tôi đi yêu người khác. Sau khi bỏ tôi cô ấy vẫn tiếp tục đi buôn sách, chừng 10 năm sau thì mất vì bệnh tim.

* Nghe nói hồi yêu cô ấy, biết cô ấy bị bệnh tim nên ông thường tránh cáu giận? 
Tính tôi không có giận ai được, tôi thương cả kẻ thù (cười).

* Có phải nhờ tình yêu với người đó mà ông đã làm nên bài thơ bất hủ “Thời hoa đỏ”?

Câu chuyện đó thật kỳ lạ, không hiểu sao chuyện này có sức mạnh kỳ lạ đến thế?

* Nghĩa là…? 

Lúc đó cái xe đạp cũng không có. Thời đó có xe đạp giống như bây giờ có ô tô, xe đạp là một thứ quý giá nhất. Có chuyện là: một người vác xe đạp chạy qua cầu Niệm, lúc đó bom đạn bắn dữ dội. Thoát chết, qua bên kia cầu, ông ấy kêu ầm lên: “May quá, tí nữa thì mất cái xe !”. Lúc đó nhiều gia đình cả nhà cũng chả có nổi một cái xe đạp cũ. Hồi đó tôi cũng mới biết và tìm hiểu cô ấy thôi, mà tôi đã “chạy” từ Hải Phòng về Vĩnh Bảo để thăm cô ấy. Năm 1967, chiến tranh, bắn phá ác liệt, tôi vẫn tranh thủ chạy xuống gặp cô ấy chỉ để nói vài câu rồi lại về Hải Phòng vì mai còn phải làm việc. Lúc chạy về, gặp người đi xe đạp tôi nhờ họ cho mình đèo họ (bằng xe đạp của họ). Từ Vĩnh Bảo về Hải Phòng khoảng 30 km. Tôi cứ nghĩ mãi cái gì thôi thúc mình đến như thế ? Có lẽ nhờ cái đó nó sinh ra bài thơ "Thời hoa đỏ” . Nó trữ lượng cái nội lực của tình yêu. 
Còn bây giờ thì có lẽ không có được cái hiện tượng “Thời hoa đỏ” đó. Xã hội như bây giờ thì ít ai có thể hiểu một tình yêu phi lý, lạ lùng như thế ?


* Sau bài “Thời hoa đỏ” ông có viết thêm bài thơ nào hay như thế nữa? 

Không biết nói thế nào cả, tự mình mình không thể đánh giá được. Sự tích tụ để trở thành một bài thơ có thể nói từ vài trăm năm, vài chục năm, một đời người chắc gì đã có được một bài!. 
Đây là sự tích trữ từ nhiều thế hệ, từ bố tôi trở về, từ lịch sử, tình yêu của loài người mà tôi đọc được, rồi những thi sỹ bậc thầy của mình, những người đi trước mình, những người đã làm thơ tình như TTKH với Hai sắc hoa ti gôn… nó góp lại cho mình chứ không phải tự nhiên từ trên trời rơi xuống mà mình làm được bài thơ. Đây là sự tích luỹ ghê gớm và âm thầm. Cũng chả giải thích sao cây lại ra hoa, như trái cây rụng xuống đất nó tiếp lửa cho cây để cây ra hoa… cũng khó mà giải thích thế nào? Nhiều lúc bản thân mình cũng chả hiểu chính mình…

* Trong bài thơ của ông, mùa hạ rất mãnh liệt với “tiếng ve sôi” rồi “lửa cháy khát khao”, “tan tác đỏ tươi"… sao lại là mùa hạ?

Với tôi mùa nào cũng sôi nổi hết. Mùa thu tôi cũng thích, nhưng tính tôi rất sôi nổi theo kiểu mùa hè và tôi hay nhắc đến nó. Đối với tôi mùa hè vẫn là mùa sôi sục nhất, lửa đời bừng cháy. Mà ở đây mùa hè còn được đưa ra với ý nghĩa tượng trưng. 

* Phải chăng cuộc tình của ông với người ấy bắt đầu vào mùa hè?

Đích thực là vậy. Cô ấy là người đàn bà đã có 2 đời chồng và bị bệnh tim. Bác sỹ khuyên không nên lấy người bị bệnh tim, nhưng tôi vẫn lấy, đó là sự liều mạng của tình yêu. Khi đã yêu rồi thì bỏ qua hết, không quan niệm là sống thật dài mới là hạnh phúc. Màu hoa đỏ là màu tượng trưng. Thời hoa đỏ là thời của đắm say. Ai cũng có một thời như thế. Thời hoa đỏ, thời con người sống đầy khát vọng, thời thượng đế cho sức mạnh nhất như là sức mạnh tình yêu, thời đắm đuối yêu cả cái không đáng yêu… 

* Vậy có là hơi mù quáng không, thưa nhà thơ ?

Không thể nói là mù hay không mù. Họ yêu cho họ, họ yêu cái ở trong họ bùng lên. 

* Trong bài thơ đoạn nào ông thích nhất?

“Anh đâu buồn mà chỉ tiếc
Em không đi hết những ngày đắm say”... 
Tôi đã yêu là yêu cả cái tốt lẫn cái xấu của người yêu. 

* Ông tiếc cho cô ấy… ?

Trong con người ai cũng có tình yêu, có thời đắm say. Thật tiếc cho ai gặp phải chuyện lỡ dở, gặp người phụ bạc. Trong con người tôi tình yêu nó thừa thãi, giống như người giàu có nhiều tiền thì mới có thể cho mọi người, có khi cả kẻ cắp, kẻ cướp mình cũng cho!. Yêu rồi thì kể cả họ không yêu mình mình cũng yêu họ và khi người yêu mình gặp điều không may thì mình quá là đau đớn!

* Ông có hài lòng với bài hát phổ nhạc từ thơ của mình của nhạc sỹ Nguyễn Đinh Bảng?

Ông ấy sáng tác thành bài hát thì phổ biến được rộng hơn. Âm nhạc bài hát cũng thể hiện được cái đắm đuối.

*Việc phổ nhạc cho bài thơ “Thời hoa đỏ” ông có biết trước hay sau khi phổ nhạc xong ông mới biết?

Lúc đó tôi có biết ông Nguyễn Đình Bảng đâu. Công nhân đóng tàu, suốt ngày quai búa, làm hùng hục ở Hảỉ Phòng và lúc đó có quen biết ai đâu. Bài thơ được in trong cuốn “ 99 bài thơ tình” của NXB Thanh Hoá. Thế rồi quyển đấy đến tay ông Nguyễn Đình Bảng. Ông Bảng lúc đó chuyên viết chèo. Ông Bảng được đi học lớp nhạc ở Liên Xô, ông ấy cầm tập thơ đi theo. Một ngày kia, ông ấy gặp lạnh mắc bệnh phổi, ho ra máu phải ở nhà. Ông ấy đọc bài thơ và thích nó rồi phổ nhạc. Hồi đấy chưa biết nhau, rồi cho đến khi nó nổi tiếng. Tôi nhớ hồi đó bà Lệ Thu hát bài này rất hay, đến bây giờ người ta vẫn bảo chưa ai hát hay hơn Lệ Thu. Ở trong Nam ít người biết bài này nhưng ai đã biết thì rất thích. Bài hát nó bền vững, cứ nghe đến là run hết cả người. 

* Tôi vẫn tự hỏi sao ông lại dùng từ “bay” trong đoạn thơ:
“… Anh mải mê và một màu mây xa về cánh buồm bay qua ô của nhỏ …”

Hồi tôi còn bé, bố mẹ tôi bỏ nhau. Mẹ tôi về ngoại, tôi ở lại với bố. Bố tôi nhốt trong nhà không cho chạy chơi ngoài phố. Ngồi trong nhà nhìn qua chấn song sắt, thuyền đi qua sông đào trước nhà thấy cánh buồm nó tự do nó đi còn mình bị nhốt, tôi muốn thành cánh buồm…

 
Thế còn “cái thần kỳ của ngày xưa” có hàm ý gì?


 Nó thể hiện cái đẹp. Cái đẹp thần kỳ nó không chỉ đẹp, nó còn mang tính cổ tích thần thoại. Hồi bé tôi hay mơ mộng, đọc cổ tích Anđécxen rồi cứ nghĩ về chú lính chì. Cả cuộc đời cho đến khi làm bài thơ đó tôi đã sử dụng nhiều chi tiết trong đời.

Có người nói không có rượu ông không làm thơ được?


Không có rượu, thuốc lá không làm thơ được! Không có rượu không vượt qua thảm kịch trong đời. Nếu không uống rượu, làm thơ như cành củi khô chắp vào chứ không phải ngôn ngữ thơ. Có rượu nó đẩy mình lên vựơt qua cái khô khan của mình...

* Xin cám ơn ông về cuộc trò truyện này !

 



PQN st (Báo Quảng Ninh)




Thời Hoa Đỏ

Thanh Tùng


Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao
Anh nắm tay em bước dọc con đường vắng
Chỉ có tiếng ve sôi chẳng cho trưa hè yên tĩnh
Chẳng chịu cho lòng ta yên
Anh mải mê về một màu mây xa
Về cánh buồm bay qua ô cửa nhỏ
Về cái vẻ thần kỳ của ngày xưa
Em hát một câu thơ cũ
Cái say mê một thời thiếu nữ
Mỗi mùa hoa đỏ về
Hoa như mưa rơi rơi
Cánh mỏng manh tan tác đỏ tươi
Như máu ứa một thời trai trẻ
Hoa như mưa rơi rơi
Như tháng ngày xưa ta dại khờ
Ta nhìn sâu vào mắt nhau
Mà thấy lòng đau xót
Trong câu thơ của em
Anh không có mặt
Câu thơ hát về một thời yêu đương tha thiết
Anh đâu buồn mà chỉ tiếc
Em không đi hết những ngày đắm say
Hoa cứ rơi ồn ào như tuổi trẻ
Không cho ai có thể lạnh tanh
Hoa đặt vào lòng chúng ta một vệt đỏ
Như vết xước của trái tim
Sau bài hát rồi em lặng im
Cái lặng im rực màu hoa đỏ
Anh biết mình vô nghĩa đi bên em
Sau bài hát rồi em như thể
Em của thời hoa đỏ ngày xưa
Sau bài hát rồi anh cũng thế
Anh của thời trai trẻ ngày xưa.


»» xem thêm

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Người mẹ của Tổng thống Barack H.Obama

  

Cuộc sống vốn là một chuỗi dài những mâu thuẫn. Và cuộc đời của thân mẫu Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng là sự tổng hợp của rất nhiều điều trái ngược. Bà S. Ann Soetoro, người mẹ trẻ mang học vị tiến sĩ nhân chủng học, là một phụ nữ da trắng đến từ Mỹ nhưng lại yêu tha thiết cuộc sống ở Indonesia. Là con người thực tế nhưng lại đa sầu, đa cảm, ở bà người ta tìm thấy những điều khác biệt, một người mẹ đã nuôi dạy con trai, Tổng thống Mỹ Barak Obama, thành tài.

Cuộc đời bà tuy ngắn ngủi nhưng phải trải qua không ít sóng gió. Hai lần yêu, hai lần kết hôn là hai lần bà phải đau nỗi đau tan vỡ. Những người đàn ông đến nhưng không đem cho bà cuộc sống hạnh phúc không phải bởi họ không tốt mà do bà vốn là người phụ nữ nhiều tham vọng.
Với bà, cuộc sống không phải là mơ và nhiều lần bà phải tự đưa ra những quyết định ảnh hưởng tới cả cuộc đời và không ít trong số đó thất bại. Là con người đa sầu đa cảm, tuy dễ dàng rơi lệ song người phụ nữ ấy lại cứng cỏi khác thường khi vượt qua bao giông tố cuộc đời, quyết đoán và táo bạo trong công việc.
Tổng thống Mỹ Obama khẳng định, ông ảnh hưởng rất nhiều từ người mẹ quá cố và bà thật sự là một người rất đặc biệt, đặc biệt tới mức khi con trai bà lên nhậm chức, có hẳn một bộ phim tái hiện lại cuộc đời của bà được dựng lên.

1. Cô bé Stanley Ann Dunham.
Cái tên Stanley , một cái tên đậm chất nam tính, đã phản ánh được ước vọng có được đứa con trai của cha mẹ bà. Cũng vì cái tên Stanley mà suốt thời thơ ấu bà bị bạn bè châm chọc rất nhiều.
Sinh ra trong một gia đình buôn bán nội thất, cha lại là người ưa di chuyển, lúc nhỏ bà chuyển nhà 5 lần, từ Kansas tới California, đến Texas và cả Washington và ở cho tới trước khi Stanley tròn 18 tuổi.


Sinh sống tại một hòn đảo nhỏ ở Washington suốt mấy năm trung học, từ nhỏ bà đã ham học hỏi và đặc biệt yêu triết học. Bà tham gia một khóa học cao cấp về triết học và thường xuyên lui tới quán cà phê Seattle để nghe luận bàn. “ Stanley là một cô gái thông minh, nhưng có vẻ hơi trầm”, một người bạn trung học của bà nhận xét, tuy nhiên, bà rất quan tâm tới bạn bè và không bỏ qua bất cứ sự kiện nào thời đó.
Sau đó, dù bà đỗ vào Đại học Chicago nhưng cha đẻ bà lại không đồng ý vì lo bà còn quá trẻ để tự xoay sở cuộc sống tự lập. Khi bà tốt nghiệp cấp 3, một lần nữa bà phải miễn cưỡng theo gia đình tới lập nghiệp tại Honolulu , Hawaii , và ở đây, nhiều biến động mới xảy đến với cuộc đời bà.

2. Trở thành bà Barack H Obama.
Gặp gỡ và yêu Barack Obama Sr., cha đẻ của Tổng thống Mỹ Obama, sau này là một bước ngoặt đối với bà Stanley. Chuyển tới nơi mới, bà cũng quyết định đổi tên thành Ann cho mềm mại và dễ nghe hơn. Cũng ở đó, bà gặp Obama Sr. trong một lớp học tiếng Nga. Người gốc Phi đầu tiên đi học ở đấy gây ấn tượng vô cùng đặc biệt đối với bà. Khác với bà khi đó, một thiếu nữ khá khép mình thì ông lại là một người vô cùng sôi nổi. Luôn là tâm điểm của đám đông, cậu học sinh da đen thường xuyên được phát biểu trong các cuộc tọa đàm tôn giáo, được một số tờ báo địa phương phỏng vấn và viết bài.


“Ở cậu ấy có một sức lôi cuốn kỳ lạ”, Neil Abercrombie, đại biểu quốc hội Hawaii, từng là bạn đại học của Obama (cha) kể lại “tài hùng biện của cậu ta thu phục được tất cả mọi người, kể cả những người kỹ tính nhất”.
Ông thường là tâm điểm trong những cuộc trò chuyện, luận bàn chính trị, bàn về chiến tranh, về vấn đề bình đẳng... Trong khi mọi người lắng nghe và rôm rả cùng cậu bạn Obama (cha) thì Ann lại chọn cho mình một góc khuất, lắng nghe những câu chuyện của họ từ xa. Hiếm khi Ann phát biểu, mà thường chỉ lặng im quan sát.
Mọi người biết Obama đang qua lại với một phụ nữ da trắng, nhưng họ không quá bận tâm hay soi xét điều đó. Bởi đây là Hawaii, một vùng đất “pha tạp”, có nghĩa là không có sự cấm đoán một người da trắng yêu một người da màu. Và nếu như ở các bang khác, việc kết hôn với người da màu khi đó là một điều cấm kị thì ở đây luật pháp hoàn toàn chấp thuận điều đó.
Và ngày 2/2/1961, vài tháng sau ngày quen nhau, cha mẹ Obama đã chính thức kết hôn tại Maui . Khi đó, Ann đã mang bầu Obama 3 tháng. Bạn bè không ai biết về đám cưới của họ cho đến tận sau này. Không ai hiểu vì sao hôn lễ lại được bí mật tổ chức như vậy, thậm chí cả Obama sau này cũng không được mẹ kể về điều đó. “Nếu bà chưa qua đời, có thể tôi sẽ hỏi rõ bà về điều này”, ông Obama từng chia sẻ.
Và cậu bé Obama ra đời, mang trong mình hai dòng máu Mỹ và Kenya . Khi con trai vừa tròn 1 năm tuổi, cha ông quyết định tới Harvard để tham gia khóa học tiến sĩ kinh tế. Và rồi, cha của Obama muốn quay trở lại Kenya để xây dựng quê hương và ông muốn đưa vợ con theo. Tuy nhiên, biết ông đã có một người vợ trước ở đó, bà Ann không theo ông. Bất đồng quan điểm đã khiến cuộc hôn nhân tan vỡ.
Điều mà bà làm là điều vô cùng mới mẻ thời đó, chưa có một phụ nữ da trắng nào kết hôn với một người da màu, sinh con và ly hôn như bà. Quyết định táo bạo khiến cuộc sống của Ann khó khăn hơn. Người phụ nữ thiệt thòi này phải gồng mình để trang trải tiền thuê nhà và nuôi con một mình. Đáng lẽ, cô gái trẻ ấy hoàn toàn có thể nhồi nhét vào đứa con trai đầu lòng là Obama lòng hận thù người cha. Nhưng không, Ann vẫn dạy con yêu người cha ở xa và thường xuyên giữ liên lạc với ông.

3. Trở thành S. Ann Dunham Soetoro.
Khi cậu con trai lên 2 tuổi, khát khao học lại trỗi dậy, bà quay lại trường đại học. Cuộc sống càng nhọc nhằn và thiếu thốn hơn, cô phải sống dựa vào vào bố mẹ đẻ. Nhưng đó cũng là lúc cô gặp và thương mến một sinh viên ngoại quốc tên Lolo Soetoro. Và lời câu hôn Lolo đề nghị năm 1967 đã được bà chấp thuận bởi thấy ông là người đàn ông hiền lành, vui vẻ và rất thương yêu con trai bà (lúc đó Obama lên 6 tuổi).


Mất hàng tháng trời để hai mẹ con thu xếp và theo ông về Indonesia . Sau một hành trình dài, ba người đặt chân tới quê hương của Lolo, thật ngoài sức tưởng tượng của hai mẹ con “bước xuống máy bay, đường băng như bị tróc lên bởi cái nóng và nắng gắt như trong hỏa lò”, Obama ghi lại hồi ức của mình “tôi nắm chặt lấy tay mẹ, và tự nhủ sẽ bảo vệ bà”.
Nhà của Lolo lại nằm ở ngoại ô Jakarta, nơi không có điện, đường phố cũng chưa được trải nhựa, lại đang là thời kỳ chuyển giao chế độ ở Indonesia và lạm phát tăng cao tới 600% khiến mọi thứ đều khan hiếm. Ann và con trai là những người ngoại quốc đầu tiên đến sống ở khu ổ chuột này. Cậu bé Obama lúc đó, muốn chơi với lũ nhóc hàng xóm liền leo lên bức tường rào đập đập tay giả bộ làm chú chim lớn, tạo ra âm thanh vui tai. “Điều này khiến bọn trẻ nghèo bật cười”, cô Ikranagara hàng xóm của họ kể lại, và rồi chúng chơi với nhau như thân quen.


Obama được gửi tới học một trường công giáo gọi là trường tiểu học Franciscus Assisi tại đây. Là người ngoại quốc, lại thông minh, sáng dạ hơn lũ trẻ ở đó, Obama nhanh chóng thành tâm điểm. Bị gọi là “thằng da đen”, nhưng cậu bé không để bụng, trái lại còn tỏ ra thích thú khi được chơi với bọn trẻ.
Còn bà Ann không kìm được lòng trước hoàn cảnh của những con người khốn khổ nơi đây, cứ liên tục cho tiền những người ăn mày tới trước cửa, đến nỗi mà ông Lolo phải nói với Obama rằng “mẹ con có trái tim yếu mềm quá”.
Nhưng khi hai mẹ con bà dần thích nghi và yêu cuộc sống của người dân nghèo Indonesia thì cha dượng Lolo lại ngày càng tây hóa. Ông được thăng chức cao tại một công ty dầu khí của Mỹ và chuyển cả gia đình tới một khu phố sạch đẹp hơn. Bà Ann phát chán với những cuộc tiệc tùng bù khú và lối sống nhà giàu của chồng mình. Bà tự thu mình lại.
Dù những đồng tiền chồng kiếm được đủ cho bà sống cuộc sống dư dả, bà vẫn quyết định đi dạy tiếng Anh tại một đại sứ quán Mỹ. Bà dậy từ sớm tinh mơ, 4h sáng đã vào phòng gọi Obama dậy và dạy tiếng Anh cho cậu.
Lúc đầu, Obama được gửi vào một trường quốc tế dành cho giới nhà giàu, nhưng Ann lo con trai mình sẽ không được thử thách đầy đủ trong môi trường đó. Sau hai năm, bà chuyển con sang học ở một trường công gần nhà. Để giúp con trai có ý niệm rõ ràng hơn về thế giới của những người da màu ở Mỹ, bà thường mang sách về phong trào quyền công dân sang phòng con đọc vào buổi đêm.


Bằng cách rất riêng, để cho con hiểu hơn về những người da màu ở Mỹ, mỗi tối đi làm về, bà mang theo một cuốn sách về các phong trào dân quyền cho con đọc. Chính bà là người dạy cho Obama biết thế nào là sự hòa hợp sắc tộc, là bình đẳng giới và chính khát khao ấy đã theo ông đến tận bây giờ. Obama vẫn nhớ lời bà nói “Mẹ tin rằng dưới lớp da kia, con người ai cũng giống nhau”.
Khi Obama lên 10, bà Ann gửi cậu về Hawaii sống cùng với ông bà ngoại và tham gia khóa học tài năng Punahou mà cậu bé được học bổng. Quyết định này đã cho thấy được bà đánh giá cao giá trị của giáo dục đối với các con. Chấp nhận xa con để cậu được chăm sóc và có nền giáo dục tốt hơn là một sự hy sinh lớn của một người mẹ vĩ đại.

Chàng thanh niên Barack Obama và ông bà Ngoại

Một năm sau, bà mang theo cô con gái út trở lại Hawaii, bỏ lại Indonesia và người chồng thứ 2. Bà tiếp tục ghi tên vào một chương trình thạc sĩ nhân chủng học Đại học Hawaii để nghiên cứu về nhân học Indonesia - nỗi niềm trăn trở bấy lâu của bà.

Cậu bé Obama, mẹ và em

Thời gian này, bà bắt đầu khẳng định được mình và có tiếng nói riêng, những người quen biết trước nói bà thông minh và trầm tính, còn những người sau này biết bà, nhận xét bà là một người thẳng thắn và đầy đam mê. Bà tốt nghiệp loại ưu.
Bố dượng của Obama vẫn thường xuyên tới Hawaii thăm vợ con, nhưng họ không quay lại với nhau nữa. Ann cũng lại một lần nữa gửi đơn ly hôn vào năm 1900 (!?) mà không đòi hỏi bất cứ trợ cấp nào từ phía người chồng.

4. Tiến sĩ Ann Dunham Sutoro.
Ba năm sống với con tại một căn hộ nhỏ ở Honolulu chỉ với nguồn học bổng của mình, bà Ann quyết định quay trở lại Indonesia để nghiên cứu thực địa cho luận án tiến sĩ của mình.
Nhưng Obama khi đó không theo bà, cậu bé 14 tuổi quyết định sẽ ở lại với ông bà vì mệt mỏi với sự thay đổi và cậu cảm thấy thoải mái với cuộc sống ở đây. Đứng trước quyết định của cậu con trai, bà dù rất khó nhưng vẫn tôn trọng ý kiến của con.


Trở lại Indonesia , bà lại đổi một cái tên nghe hiện đại hơn “Sutoro”. Ở đây, bà được giữ một vai trò quan trọng trong một chương trình thuộc hỗ trợ phụ nữ và người lao động thuộc quỹ Ford Foundation. Không giống với các phụ nữ da trắng khác, bà dành nhiều thời gian để gặp gỡ và lắng nghe những khó khăn của dân làng, đặc biệt là những vấn đề của người phụ nữ.


Thấy nhiều phụ nữ mang những chiếc giỏ nặng nề trên lưng đi bộ đến chợ vào lúc 3h sáng, bà thấy động lòng và thuyết phục Ford Foundation cùng Chính phủ Indonesia hỗ trợ xe đẩy cho đối tượng này. Và ngôi nhà của bà trở thành nơi tụ tập của những nhân vật có nhiều ảnh hưởng trong xã hội: chính khách, nhà làm phim, nhạc sĩ, hoạt động công đoàn. Và bà trở thành mối duyên đưa những người họ gần gũi, lắng nghe nhau hơn.
Bà đã đóng góp cho người dân Indonesia một chương trình tín dụng vi mô mà bà mất hơn 4 năm gây dựng. Trong suốt quãng thời gian ở Indonesia , bà không ngừng chung sức giúp đỡ cải thiện cuộc sống của người nghèo. Bà còn không ngần ngại sang tận Pakistan để tham gia hỗ trợ dự án tín dụng cho đất nước Nam Á nghèo này.


Sau gần hai thập kỷ theo đuổi, nghiên cứu, đến năm 1992 bà đã hoàn thành luận văn tiến sĩ về những người nghèo ở Indonesia . Trong phần chú thích, bà đặc biệt gửi lời cảm ơn hai người con Barack và Maya vì chẳng bao giờ phàn nàn khi mẹ thường xuyên lặn lội tới những nơi nghèo khó và hẻo lánh.
Mùa thu năm 1994, bà quay trở lại Hawaii, và nữ tiến sĩ nhân chủng học, người mẹ đặc biệt của tổng thống Mỹ đã qua đời vào tháng 10 năm 1995 ở tuổi 52 vì chứng ung thu buồng trứng và cổ tử cung.
Việc ra đi của bà là một điều hối tiếc lớn với Tổng thống Obama khi ông không được ở gần bà lúc lâm chung. Tuy nhiên, tinh thần và phong thái của bà, Tổng Thống Obama vẫn giữ lại bên mình, bài học mà bà dạy, hy vọng sẽ được vị tổng thống nước Mỹ áp dụng.



VTT (st)











»» xem thêm

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

vẽ hình 3D trên cát


Cô gái có biệt tài vẽ hình 3D trên bãi biển

Jamie Harkins khiến nhiều người ngỡ ngàng với những bức vẽ 3D khổng lồ trên bãi biển. Mỗi tác phẩm của cô đều rất ấn tượng và cuốn hút.
Nhập mô tả cho ảnh

Theo Bored Panda, Jamie Harkins - nghệ sĩ người New Zealand có biệt tài hội hoạ khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Nhập mô tả cho ảnh

Không giống như những nghệ sĩ khác, Jamie thích sáng tạo trên các khoảng đất ở thiên nhiên rộng lớn, thay vì ngồi làm việc trên giấy trắng tại nhà.
Nhập mô tả cho ảnh

Vì thế, cô đã quyết định thực hiện nhiều dự án nghệ thuật đặc sắc trên bãi biển.
Nhập mô tả cho ảnh

Không chỉ là những hình vẽ đơn thuần, cô gái người New Zealand gây ấn tượng mạnh cho người xem bằng các hình 3D đánh lừa thị giác.
Nhập mô tả cho ảnh

Công việc của Jamie đòi hỏi sự tinh tế và trí tưởng tượng phong phú.
Nhập mô tả cho ảnh

"Chúng rất tuyệt, đặc biệt là khi nhìn từ xa" - một cư dân mạng nhận xét về tác phẩm hội hoạ của nữ nghệ sĩ trẻ tuổi.
Nhập mô tả cho ảnh

Theo tác giả tiết lộ, mỗi bức vẽ khổng lồ này thực tế không mất thời gian quá nhiều của cô. Mọi thứ đều được hoàn thành chỉ trong một buổi sáng.
Nhập mô tả cho ảnh

Jamie chia sẻ: "Tôi thường thấy mọi người có những hoạt động trên bãi biển, nhưng nó chỉ rất đơn giản, giống như một mô hình bằng phẳng. Vì vậy, tôi nghĩ mình cần làm nó tuyệt hơn bằng 3D. Tôi rất thích việc thuỷ triều lên hàng ngày làm mất các tác phẩm của mình. Bởi như thế chúng sẽ trở nên đặc biệt, vô thường hơn".
Nhập mô tả cho ảnh
Jamie Harkins - chủ nhân của dự án vẽ 3D trên bãi biển.

Vu Trong Tan (st)

»» xem thêm

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

Hình ảnh Họp mặt truyền thống lớp 12B - 30/04/2014


I. KHAI MẠC


                                         














II. LIÊN HOAN












III. LƯU NIỆM




IV. VĂN NGHỆ

                               







TP. NAM ĐỊNH, 30/04/2014
»» xem thêm