Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

THƯ CỦA DÂN TÂY NGUYÊN TỪ NĂM 2008

Gửi Lớp trưởng và các bạn 12b năm xưa! 

Nhờ sự phát triển của KHCN mà tôi mới có dịp tìm hiểu về các bạn, mặc dù hơi chậm nhưng mà...
Được lớp trưởng thông tin tôi quá mừng, hoan nghênh sáng kiến tổ chức gặp mặt và chỉ đạo xây dựng trang tin trên mạng như vậy. Lễ ra phải sớm hơn mới phải, đáng trách các ông có trình độ cao về KHCN. Sau đó tôi truy cập liên tục, tìm mãi trên trang tin trong danh sách không có tên bạn nào vần "S" buồn quá. Nhấn vào phím bổ sung danh sách không thực hiện được, thế mới đau chứ. Đành ghi vội mấy số điện thoại dễ nhớ. Nhiều câu hỏi cứ đặt ra. Có lẽ gắn bó với 12b có 01 năm nên chưa tạo được ấn tượng trong lớp. Nhưng tôi có 02 ông bạn cùng làng (Phâng, Khánh), có lớp trưởng và các bạn Bái Dương cùng ăn nhậu từ thủa lớp 10 tại nhà riêng lớp trưởng cơ mà, rồi ông bạn Khảng chân dài ngồi gần bàn tôi năm nào và nhiều bạn khác (bạn Huế chẳng hạn). Có lẽ lâu không gặp làm cho người ta quên.
          Các bạn ạ! Trí nhớ của tôi bây giờ cũng tồi lắm, chỉ nhớ láng máng là quê Nam định (ít về quê quá). Điều này có ông Ngọc chứng kiến. Nhớ buổi sáng năm 2002 tại quán cháo lòng, chưa uống ly nào, tình cờ tôi nhìn thấy có ai đó giống ông Ngọc (bệ vệ hơn) ngồi đối diện với bàn tôi, trong đầu loé lên nhưng không giám nhận. Tôi nghĩ ngoài tôi ra có ai vào sứ này làm gì. Thế rồi đồng thanh cùng nhận nhau. Đó là dịp Ngọc vào Kon Tum làm dự án. Sau đó cũng gặp và nâng ly vài lần, rồi nghe tin Ngọc đi du học, số điện thoại vẫn reo, nhưng ông anh ở nhà cầm máy. Đến nay chưa có thêm thông tin, chẳng hay Ngọc có kể lại cho các bạn. Tuy nhiên chuyện cô bạn 12a thì vẫn nhớ đấy lớp trưởng ạ. Đúng là...,có số của cô ta ông nhắn cho tôi nhé. Rồi tôi nghe tin nhiều bạn đi công tác ngang qua nhưng không biết là tôi công tác ở Cao nguyên trung phần này. Ngay ông Đức tôi mới a lô, tình cờ đi công tác trên huyện, tôi gặp ông "quê" nhà ở Bái Dương có họ hàng với Đức, nói là Đức cũng hay lên rừng Kon Tum khảo sát. Tiếc quá (ông này cũng lãng du lắm, lúc BMT, lúc Nha Trang). Chắc chắn 01 điều là khi ông cùng vợ con về quê thì kiểu gì cũng sẽ đi qua Kon Tum (đường HCM mở rồi). Nhân đây mời tất cả các bạn và ông Đức có dịp công tác qua đây thì quá bộ tạt thăm tôi, anh em ta hàn huyên (DĐ 0905.025.918).
          Lớp ta cơ bản các bạn làm nghề giáo viên, tôi rất đồng cảm với các bạn, có một điều chắc chắn là các bạn có lẽ đỡ khổ hơn, còn vợ tôi cũng như các nhà giáo vùng cao nguyên này hơi vất vả nhiều, thầy cô chịu nhiều áp lực lắm. Tôi thì không đến nỗi như thế nhưng đã thoát khỏi làm giáo viên được 4 năm rồi, có 06 năm đứng trước học trò nhưng khác thầy - trò của các bạn. Nay tôi đã chuyển công việc khác, tổ chức phân công mà, chỉ có Quảng, Tưởng, Quyết, Phước, Khuyên có chữ "cùng" với tôi mới hiểu rõ.
          Nhắc đến ông Tưởng thì sau khi tốt nghiệp, tôi cũng có 01 năm sống chung môi trường với Tưởng, nhưng ít có thời gian gặp nhau, ông học dữ quá, hồi đó khổ có lẽ bây giờ là "quan" rồi thoải mái hơn nhiều, theo số ĐT đăng trên mạng, tôi liên lạc không được. 
Miên man quá, hẹn lớp trưởng và các bạn vào khi khác nhé!
Chiều Kon Tum (04/10/08)
Đoàn Tiến Sức




 Chỗ Thác nước bây giờ có cây cầu của thủy điện bắc qua
Và sau lưng là con đập chặn dòng
»» xem thêm

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

"Nỗi buồn" Hoa Phượng

Xuân Diệu (1945)

Ảnh: Hoàng Tiến Cường.
Phượng không thơm, phượng chưa hẳn đã là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang. 

Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ ngó đến cây, đến hàng, đến những tàn lớn xòe ra, trên dậu khít nhau bằng muôn ngàn con bướm thắm. Mầu hoa phượng chói lói, sinh sống như sắc máu người. 

Ấy là lời kêu kỳ bí của mùa hè; trong nắng chói chang, mùa hè thét lên những tiếng lửa. 

Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một làn gió hẩy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa.... 

Người ta hay trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường. Vì sao? Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh yêu và hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa học trò. Còn ai quen với phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi! Còn ai có linh hồn tươi thăm để quan hòai cùng với phượng thắm tươi? 

Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e; dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng. 

Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm : mùa hoa phượng bắt đầu! Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông : hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy! 

Bạn của Phượng là Bằng Lăng tím 
Bình minh cùa hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. ngày xuân dần đến, số hoa tăng, màu cũng đạm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lói, maù phượng mạnh mẽ kêu vang; hè đến rồi ! 

Khắp thành phố bỗng rực lên, như đến tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. 

Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa phượng; thôi, nghĩ hè sắp đến đây! 

Mùa thi cử sắp đến ! 

Thi cử cho các anh sắp ra trường, lười biếng cho các em còn ở nhiều năm. 

Sự học một bên căng, một bên chùng, đều ghi dấu hoa phượng. Các em ngồi trong lớp làm bài, tay không muốn chạy nhanh. Vì gần nghỉ, nên các em nghỉ ngay từ lúc còn chưa nghỉ. Phượng đỏ thế kia mà! Khắp các cành đều có hoa; hoa nở, hoa rơi, hoa bay, đến cả ngoài vườn xa không có cây mà cũng có hoa phượng.

Các chàng trẻ vui tay nhặt cánh phượng trên cỏ xanh, lẩn thẩn như bùi ngùi. Có người bỏ vào sách ép, có người bỏ cả vào thư gửi đi. Hoa phượng tươi, tươi nhưng mà tươi quá quắt; hoa phượng đẹp, nhưng mà đẹp não nùng. Ai xui hoa phượngt nhiều như vậy? Ai dạy cho hoa phượng cái màu xa xăm? Phượng vui; cái vui tươi như là làm cho thái quá để che cái sầu uất. 

Cái sầu nghỉ hè, vâng, nhất là đối với những chàng sắp ra trường, mà trước khi ra, phải trải một cuộc thi. Những chàng ấy chăm ngay từ đầu năm; đến lúc hoa phượng đậm màu, lại càng gấp gáp. Vài chàng bấy lâu nhác biếng, nay cũng bị màu hoa phượng đẩy cho ở sau lưng. 

Phượng hồng, phượng đỏ, phượng xác pháo, phượng máu người, phượng cứ nở, các anh cứ cố học; sắc phượng mệt mỏi lắm sao! Thật đúng với lòng các anh, gắng sức nhưng mà buồn bã. Các anh đã nghĩ đến hè, đến lúc ra trường , đến ngã ba đường phải chọn hướng đi , đến cuộc đời đang rình các anh mà chụp bắt. 

Rồi một hôm, trống đánh: các anh ngồi thi. Ôi, bài văn bí quá, bài tính nghĩ mãi không ra, các anh toát mồ hôi, ngó quanh quẩn như cầu cứu; nhìn ra cửa sổ, thấy bóng phượng ở ngoài sân! Rồi kẻ đậu thì bỏ mặc bông phượng mà vui vầy; kẻ hỏng buồn riêng một mình, bạn bè cũng không, chỉ biết thở than cùng bông phượng. 

Họ đi giữa đường, dẫm xác bông phượng; họ ngồi thơ thẩn, bông phượng cũng rụng bên mình. Bàn tay mân mê bông phượng, cái sắc đỏ ám ảnh, đỏ một cách tức tối, đỏ một cách tuyệt vọng. 

Phượng cứ nở. Phượng cứ tơi. Bao giờ cũng có hoa phượng nở. Nghỉ hè đã đến. Học sinh sửa soạn về nhà. Nhà chưa về, cái vui gia đình đâu chửa thấy, chỉ thấy xa trường, rời bạn; buồn xiết bao! Những cuộc tình duyên giữa bạn bè, đến lúc rẽ chia, cũng rẽ chia dưới màu phượng; dù hữu tâm, dù vô tình, người nào cũng có sắc hoa phượng nằm ở trong hồn. Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt....Nhớ một bãi biển sóng chấp chóa... 

Nhớ một trưa hè gà gáy khan...Nhớ một thành xưa son uể oải.......Thôi học trò đã về Huế, hoa phượng ở lại một mình. Phượng đứng canh gác nhà trường, sân trường. Hè đang thịnh, mọi nơi đều buồn bã, trường ngủ, cây cối cũng ngủ. Chỉ có hoa phượng thức để làm vui cho cảnh trường. Hoa phượng thức, nhưng thỉnh thoảng cũng mệt nhọc, muốn lim dim. Gió qua, hoa giật mình, một cơn hoa rụng. 

Cứ như thế, hoa học trò thả những cánh son xuống cỏ, đếm từng giây phút xa bọn học sinh! Hoa phượng rơi, rơi......Hoa phượng mưa. Hoa phượng khóc. Trường tẻ ngắt, không tiếng trống, không tiếng người. Hoa phượng mơ, hoa phượng nhớ. Ba tháng trời đằng đẵng. Hoa phượng đẹp với ai, khi học sinh đã đi cả rồi. 

Thế là ba tháng qua. Hoa phượng gần xong cái bổn phận của mình. Từng trận, từng cơn, hay từng đóa, từng cánh, phượng đã trải hết mùa hè, thu sang như trút cả gánh hoa, học sinh về đây! Hoa phượng chỉ, còn lưa thưa, lẻ tẻ; ôi các anh em, chúng tôi đã nở đẹp lắm, các anh không đến sớm mà xem, chúng tôi nhớ các anh mà rụng hết rồi, bây giờ còn mấy bông hoa là để dành chờ các anh, chứ đáng lẽ đã rụng tiệt cả. 
Anh em học trò nhìn lên cành phượng: lúc đi phượng nở, lúc về, phượng rơi lại, cánh sẫm mục nát. Trên cành, cái vui bông phượng tuy cuối mùa mà đằm thắm biết bao! Hết cái gắt gỏng bề bộn mùa hè, bây giờ hoa phượng lưa thưa, cuộc tình duyên đã dời sang thu, có lẽ vì vậy mà hoa phượng ấm lên gấp bội. 

Vài hôm nữa, hoa phượng sẽ nghỉ, sẽ yên lặng để cho anh em học, anh em cố học đi, tìm hái bông lài, bông lý, kiếm ngửi hoa ngâu, hoa hồng; anh em học cho hay, hoa phượng sẽ gặp các anh lúc cuối năm, trong lời chia ly, rẽ rời, và lại nói cùng các anh cái tâm sự thiết tha của mùa hè.
PQN(st)
Bài này có tên là "Hoa Học Trò" trong tập "Trường Ca" in năm 1945 của Xuân Diệu.
»» xem thêm

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

Dòng sông quê anh, dòng sông quê em


Thơ: Lai Vu, Nhạc: Đoàn Bổng.


Dòng sông Đáy quê em
Sông trăng hay sông lụa
Nong kén vàng như lúa
Tròn vạnh một góc trời

Là sông dâu tằm ơi
Sóng xanh như mắt trẻ
Sao giống nhau đến thế
Tiếng mưa tiếng tằm ăn

Dòng sông Đà quê anh
Đá dựng ghềnh dựng thác
Mênh mông ngàn sóng bạc
Đàn voi đá nhấp nhô

Sông cho anh làm thơ
Về tiếng gầm của sóng
Về tầm cao chiều rộng
Những thiết kế công trình

Bình minh trên công trường
Mở ra trên dòng thác
Nguồn than trắng vô biên
Nước reo thành điệu nhạc

Dòng tơ và dòng thác
Sao gắn bó với nhau
Áo lụa sáng đèn màu
Đêm liên hoan em hát

Cuộc đời lên bát ngát
Chúng mình đi dựng xây
Anh lại gặp em đây
Hai dòng sông họp bạn…

Biểu diễn: Lê Dung, Kiều Hưng.



Biểu diễn: Anh Thơ, Việt Hoàn.

»» xem thêm

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011

Tản văn - LŨY TRE LÀNG

Bùi Văn Bồng.




Tuổi thơ tôi có nhiều kỷ niệm sâu lắng về lũy tre làng. Đi xa, mỗi lần về thăm quê, nhìn thấy lũy tre làng lại thấy lòng bồn chồn, rạo rực. Những thảm xanh vươn lên trời mây, sừng sững, bề thế, vững chãi và rất gần gũi. Trước nhà tôi có hai bụi tre. Mỗi buổi trưa hè thật là sảng khoái, thanh thản khi nằm trên võng đay đung đưa dưới bờ tre. Gió từ đồng xa thổi về mát lộng. Tiếng gió xạc xào trên lũy tre cứ đi dần vào giấc ngủ, êm đềm như lời ru. Những hôm chăn trâu ở đồng xa, tôi vẫn nhìn ngắm lũy tre làng. Chộn rộn nhất là lúc hoàng hôn, khi những áng mây chiều chuyển màu vàng đậm hoặc hồng tươi, sắc tím hoàng hôn như từ lũy tre làng ùa ra, hòa vào ngọn gió. Tôi thích ngắm những đàn cò trắng bay về lũy tre làng. Thích là vậy, nhưng trèo lên ngọn tre tìm tổ cò vẫn là thú vui của lớp trẻ chăn trâu chúng tôi. Trèo tre rất khó và phải thận trọng, nếu không sẽ bị gai tre cứa vào mặt, kéo toạc cả quần áo.

Tôi không thể nào quên được những mầm măng tre vừa nhú lên khỏi mặt đất sau mưa. Nó nhọn hoắt, đầu xanh, bẹ vàng, thân trắng, như ẩn chứa những sức mạnh thần kỳ, sức vươn mạnh mẽ. Khi xa quê, nhớ lũy tre làng, nhớ những mầm măng, tôi lại thấy thương bố da diết. Bỗng nhiên, tôi lại nhớ những câu thơ của Nguyễn Duy trong bài "Tre Việt Nam": ... Thân gầy guộc lá mong manh/Mà sao nên lũy nên thành tre ơi/ ...Có manh áo cộc tre nhường cho măng/Măng non là búp măng non/Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre ... Bố tôi giỏi nghề đan lát các đồ dùng bằng mây tre. Ông dạy: "Chặt tre đừng chặt sát gốc, phải chặt cao hơn mặt đất khoảng nửa mét. Để nó còn sinh ra măng". Tôi thấy những lời dạy của ông thật chí lý, sâu sắc và có hậu.

Chúng tôi lớn lên, may mắn dù trong chiến tranh vẫn được ăn học chu đáo, rồi chưa hết chiến tranh nên cầm súng xa nhà đi chiến đấu giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Lũy tre làng cứ theo năm tháng to lớn dần, nối dài, bề thế vòm xanh, trong lành ngọn gió, chở che bão giông cho cả làng. Bố tôi kể lại rằng, nếu như ngày xưa không có lũy tre thì khó đánh giặc khi chúng càn vào làng. Bờ tre thật kín đáo, che chắn đạn và tầm quan sát của địch. Những cái hầm, những công sự của du kích dưới lũy tre thật vững chắc, bởi chằng chịt rễ tre giữ cho hầm hào, công sự không dễ bị sạt lở. Khi tôi lớn lên, làng tôi là điểm dừng chân trên đường hành quân vào Nam chống Mỹ của các đơn vị bộ đội. Cả trung đoàn đóng quân trong làng. Không cần ngụy trang, những chiếc võng bạt của bộ đội mắc dưới lũy tre làng thật kín đáo và thơ mộng nữa. Xe, pháo hành quân qua làng cũng núp dưới lũy tre, không sợ máy bay địch phát hiện. Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ làng quê, lũy tre cũng góp phần đánh giặc. Ôi! Lũy tre làng thật là gần gũi, thân thuộc và lợi ích biết bao.



Thế nhưng, trong vài thập niên qua, mỗi lần về quê tôi cứ thấy thiếu vắng một cái gì đó. Trong nỗi nhớ da diết thời tuổi thơ có nỗi nhớ lũy tre làng. Đúng thế! Lũy tre tự bao đời bao bọc, chở che cho làng tôi giờ đây chỉ còn trong ký ức. Lớp trẻ sau này ở quê tôi lớn lên chắc không thể nào hình dung ra lũy tre làng. Về quê bây giờ từ phía xa nhìn không còn thấy lũy tre bề thế vòm xanh nữa. Người ta chặt tre để có đất thay đổi cây trồng, làm ao nuôi thủy sản, phát triển kinh tế gia đình. Người ta chặt tre, lấp cát, đắp nền bán đất. Làng tôi nay đã dần dần đô thị hóa. Người ta chặt hết các bụi tre để xây dựng nhà mới. Thay vào nhà ngói 5 gian khiêm tốn dưới lũy tre là những nhà cao tầng, nhà mái bằng đổ tấm bê tông. Lũy tre làng thân thương và gắn bó, nay còn đâu?…

PQN(st)

»» xem thêm

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2011

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌP LỚP NĂM 2011








Phải bình luận thế nào? rất khó cho tôi bởi nhìn ai cũng như có tâm sự nhưng chưa được nói.




HÌNH ẢNH ĐƯỢC PHẢN ÁNH QUA GÓC NHÌN CỦA ĐỖ THẾ ANH
»» xem thêm

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

SERIE HÌNH ẢNH HỌP LỚP NĂM 2011 (Tiếp theo)

    
 Ông Thế Anh, Tuấn, Lành thay mặt anh em cúi lạy thầy mong thầy lượng thứ về vụ quịt lệ phí ôn thi

  
Nhìn thầy cười tươi thế là thầy xí xóa cho rồi


 Nhóm "Spice Girls 12B" cùng "Ban huấn luyện" đang chuẩn bị biểu diễn... đám cưới. 

Thầy Hận đang lắng tai nghe xem Thìn và Cô Hồng thì thầm cái gì


Mấy ông này nhìn rất "gian", chắc đang âm mưu cưa cẩm mấy cô bàn bên cạnh
  

Một dàn giai 12B sở hữu làn da bánh mật,... khỏe lắm đây!


Ông Khảng nhắn tin cho bồ bịch gì thì đợi họp lớp xong đã nhá, lại thêm cả ông Chiểu, ông Lợi đồng phạm.


Ông Trang đang hát bài gì đấy, mà khán giả chạy đâu hết rồi.

Tôi gửi một số hình ảnh phản ánh không khí buổi họp lớp để một số anh em bận không về được cũng cảm nhận được không khí đầm ấm trong buổi họp đồng thời cung cấp thêm tư liệu để ông Ngọc chỉnh sửa .
Đỗ Thế Anh
»» xem thêm

Weblog của lớp 12b Nam Ninh chính thức hoạt động

Sau mấy ngày nghỉ lọ mọ, vọc chỗ nọ chỗ kia, cuối cùng 12b cũng có cái "Lều tạm" để anh em có chỗ chui ra chui vào lúc "mưa nắng". Thú thật là tôi không thạo cái món blog bleo này, thôi thì cũng cố hết sức, cây nhà lá vườn, xấu đẹp gì chả biết, theo cảm nhận của mỗi người thôi. Blog đã chạy demo được 2 tuần, tôi thấy chạy ổn định và cũng tạm thời ổn về hình thức, cấu trúc (Bác nào có sáng kiến gì thì mail vào hòm thư của lớp, hoặc mục nhận xét nhé). Anh em trong lớp bôn tẩu khắp nơi thỉnh thoảng ghé vào "tè" phát cũng được cho xôm tụ nhé.

Nay tôi thay mặt BBT thông báo Weblog của 12B Nam Ninh chính thức đi vào hoạt đông. Theo yêu cầu của Thế Anh, tôi soạn cái giới thiệu sơ bộ này dành cho các bác chưa biết, các chi tiết phụ khác các bác tự tìm hiểu thêm.

Giới thiệu

Địa chỉ: www.12bnamninh.com hoặc http://12bnamninh.blogspot.com


Hình 1: Trang giao diện chính

- "Biển hiệu" trên cùng nếu có cái ảnh đẹp nào của lớp, ảnh trường (cổng trường) + slogan thì sẽ treo vào đấy.
- Ấn "Đăng bài mới" bằng tài khoảng email của lớp để đăng bài (đăng xong nhớ đăng xuất)
- Nút ô vuông đỏ hình cái bút: chỉnh sủa lại bài viết
- Nút "nhận xét": có thể xem các nhận xét và đăng nhận xét
- Nút màu xanh "Hình ảnh 12B": tên chủ đề bài viết
- Ô vuông vàng là mục lục các bài viết theo thứ tự ngày tháng
- Hai nút vàng ở góc phải là bộ đếm bao nhiêu người đang xem blog này và nút trở lên đầu trang

Đăng bài viết mới

Cách đơn giản nhất là gửi email vào địa chỉ 12b.ptth.namninh.91-94@blogger.com, bài viết sẽ tự động đăng lên blog (chú ý là ảnh đính kèm không được quá 10 Mb)

Dưới đây là cách đăng chính thống từ Blogger:


Hình 2: Đăng bài viết mới

- Sau khi ấn vào "Đăng bài mới" và đăng nhập thì sẽ xuất hiện cửa sổ như hình 2
- Những ô vuông đỏ là những bước bắt buộc cần thực hiện: a) Tiêu đề bài viết, b) Nội dung bài viết và c) Xuất bản bài viết
- Những ô vuông xanh: Nút "chèn ảnh", bên cạnh là nút chèn video, "nhãn" (sẽ là tên chủ đề như ở hình 1), có thể xem trước khi xuất bản, nút "xem trước".

Hình 3: Chèn ảnh hoặc video

Sau khi ấn nút "chèn ảnh" sẽ xuất hiện cửa sổ hình 3: Ấn vào "chọn tệp" và chọn đường dẫn đến ảnh trong máy tính.

Về trình duyêt (Internet browser)

Có 3 trình duyệt phổ biến nhất hiện nay cho Windows là Firefox, Chrome và Internet Explorer (IE).Thằng cu Chrome của đại gia google mới xuất hiện gần đây nhưng đã gây được tiêngs vang và nhiều người dùng nhờ tính đơn giản, nhẹ. Các bác bấm vào chữ Chrome về download về dùng thử nhé.
Tôi theo dõi thấy số người sử dụng IE vào blog 12Bnamninh vẫn chiếm 35%, còn lại là Chrome và Firefox. Dùng IE có thể bị lỗi hiển thị nếu không update các phiên bản mới cũng như Adobe Flash, Java... vì vậy khuyên các bác nên chuyển sang dùng Chrome (tất nhiên là miễn phí).

PQN
»» xem thêm

HAPPY THÁNG 5 NĂM 2011


Thú vui tao nhã của thầy Thế Anh sau ngày dậy học.


Tranh thủ đi du lịch trong thời gian nghỉ hè.


Thầy Hận đang nghĩ hoa gì thơm thế, không biết vận chuyển bằng xe máy có đi được không ? sao không quy đổi ra  $ cho nó nhẹ nhàng.

 Thầy NAM đang nói về mấy Ông lớp 12B vẫn còn nợ tiền học phí thi đại Học năm 1994.
 

Ông Đốc đang chỉ tay nói về toàn bộ khu  đất phía trước là của tôi sau này để đào ao thả cá, mời các bạn đến câu, uống rượu, ngâm thơ...


Ông NAM hát bài "Úp Mặt Sông Quê" sau nửa đời phiêu dạt.
»» xem thêm

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

Một số hình ảnh họp lớp 2011

Một số hình ảnh họp lớp 30.4.2011 qua góc máy của Phạm Cao Tố


MC Nhật Lệ đang giới thiệu Bí thơ Thế Anh lên đọc diễn văn khai mạc


Thầy Nam phát biểu dặn dò thế hệ trẻ


Kính tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm


Cụ Nam, Cụ Hận và cu Tố


Thầy Hận đang hồi tưởng. Thầy bây giờ tóc đã bạc nhiều, mình ấn tượng nhất ở thầy là con xe đạp, không phanh, không chuông, gác đầu bu không, sau này là con 79 màu cánh chả. Giờ thầy đi xe gì?


Ông Quang có bí quyết gì mà trẻ thế ông ơi?




Giai 12B tạo dáng bên ... lư đồng (ở đâu?)

BBT cảm ơn "Phóng viên ảnh" Phạm Cao Tố đã chia sẻ hình ảnh.
Nguồn: Blog Saolinh
»» xem thêm